Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hậu Giang Nuôi Ba Ba Thịt Lãi Lớn

Hậu Giang Nuôi Ba Ba Thịt Lãi Lớn
Ngày đăng: 22/05/2014

Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang lan rộng. Ông Đinh Chí Tính – cán bộ khuyến nông xã Vị Bình cho biết: “Hiện toàn xã có 19 hộ nuôi ba ba, trong đó tập trung ở ấp 9a1 (12 hộ) và ấp 4.

Khi các hộ nuôi tập trung sẽ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi kỹ thuật lẫn nhau; còn phía xã, chúng tôi thường xuyên tư vấn thông tin về kỹ thuật cho bà con có nhu cầu và khi có dịch bệnh”.

Theo các hộ nuôi ba ba ở Vị Bình, vấn đề đầu ra của con ba ba là tương đối ổn định, họ không phải lo lắng nhiều. Ông Nguyễn Văn Đẹt (ngụ ấp 4) cho biết: “Tui nghe các thương lái mua ba ba bàn nhau là hàng ba ba của Trung Quốc xuất qua nước mình nhiều quá nên giá ba ba bị sụt, vài năm trước có lúc lên đến 480.000 đồng/kg, hiện giờ là khoảng 280.000 đồng/kg”.

Ông Đẹt là một trong những hộ nuôi ba ba lâu năm ở xã Vị Bình và là người dày dạn kinh nghiệm trong nuôi ba ba giống nhận định: “Với giá ba ba thịt khoảng 280.000 đồng/kg như hiện nay, thì bà con mình vẫn có lãi cao nếu nuôi khéo và đúng kỹ thuật”.

“Bản thân gia đình tui nuôi 1.000 con bố mẹ, đang chuẩn bị nuôi thêm 2.000 con nữa. Nuôi ba ba thịt hay ba ba giống thì đều không khó, đa số các hộ nuôi ba ba thịt ở đây đều tự ương giống để giữ nuôi ba ba bán thịt. Nguồn thức ăn cho ba ba cũng dễ, ba ba có thể ăn được các loại cá xay nhuyễn, bà con mình có thể giảm chi phí nuôi nhờ tìm các nguồn thức ăn như cá tạp, ốc có sẵn ở địa phương”-ông Đẹt chia sẻ.

Ông Ngô Văn Khải – Phó Chủ tịch UBND xã Vị Bình cho biết: “Hiện xã có một tổ hợp tác ba ba giống liên kết với ấp 8, ấp 9 xã Vĩnh Trung (huyện Vị Thủy). Sắp tới dự định thành lập một tổ hợp tác nuôi ba ba nữa ở ấp 9a1, việc tập trung các hộ trong một khu vực để thành lập tổ hợp tác sẽ tạo ra thuận tiện để bà con học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau”.


Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

06/09/2014
Tìm Tìm "Chỗ Đứng" Cho Kinh Tế Rừng

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

04/09/2014
Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

06/09/2014
Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

04/09/2014
Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

06/09/2014