Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế

Dịch sâu đục trái bưởi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bắt đầu bùng phát mạnh từ sau Tết Nguyên đán cho tới nay, đã làm 1.291/1.722 ha bưởi bị hại, chủ yếu tập trung ở địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, làm giảm năng suất trên 70%. Ngoài ra, sâu cũng tấn công một số loại cây có múi khác như cam sành, chanh…
Chi cục BVTV tỉnh đã hướng dẫn nông dân cách phòng trừ như thu nhặt các trái bị sâu tấn công để chôn lấp hoặc đốt bỏ, sử dụng túi nilon bao trái bưởi (khi trái bưởi được 1 tháng tuổi). Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil và Chlorantraniliprole (tên thương mại như: Regent 800WG, Cagent 800WG, Lexus 800WP, DuPontTM Prevathon 5SC…) khi trái 1 tháng tuổi, sau đó 20 ngày phun lại lần 2, cần áp dụng 4 đúng khi phun.
Có thể bạn quan tâm

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).