Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế

Dịch sâu đục trái bưởi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bắt đầu bùng phát mạnh từ sau Tết Nguyên đán cho tới nay, đã làm 1.291/1.722 ha bưởi bị hại, chủ yếu tập trung ở địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, làm giảm năng suất trên 70%. Ngoài ra, sâu cũng tấn công một số loại cây có múi khác như cam sành, chanh…
Chi cục BVTV tỉnh đã hướng dẫn nông dân cách phòng trừ như thu nhặt các trái bị sâu tấn công để chôn lấp hoặc đốt bỏ, sử dụng túi nilon bao trái bưởi (khi trái bưởi được 1 tháng tuổi). Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil và Chlorantraniliprole (tên thương mại như: Regent 800WG, Cagent 800WG, Lexus 800WP, DuPontTM Prevathon 5SC…) khi trái 1 tháng tuổi, sau đó 20 ngày phun lại lần 2, cần áp dụng 4 đúng khi phun.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ số lượng 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười (Đồng Tháp).

Nấm linh chi được đánh giá là loại dược liệu quý, cho thu nhập cao, ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng, việc trồng nấm linh chi vẫn còn hạn chế, quy mô nhỏ lẻ bởi sự e dè từ phía người sản xuất.

Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây trồng giá trị tại địa phương, đặc biệt là cây ăn trái có múi, ngành nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang) luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp, trong đó có biện pháp chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất mới nhằm giúp cho nhà vườn duy trì năng suất, hiệu quả kinh tế lâu dài.

Mấy ngày qua, ở Vĩnh Long và các tỉnh lân cận, thương lái thu gom chuối già không giới hạn số lượng. Giá chuối cao hơn gấp đôi so với bình thường, từ 3.000 đ/kg lên 6.000- 7.000đ/kg. Từ đó, nông dân đốn cả chuối non để bán.

Đánh trúng tâm lý sợ thực phẩm bẩn, các loại đồ sạch, trong đó có rau tự trồng, lợn nuôi nước gạo, cua, ốc đồng... được khách tìm mua nhiều.