Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế

Dịch sâu đục trái bưởi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bắt đầu bùng phát mạnh từ sau Tết Nguyên đán cho tới nay, đã làm 1.291/1.722 ha bưởi bị hại, chủ yếu tập trung ở địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, làm giảm năng suất trên 70%. Ngoài ra, sâu cũng tấn công một số loại cây có múi khác như cam sành, chanh…
Chi cục BVTV tỉnh đã hướng dẫn nông dân cách phòng trừ như thu nhặt các trái bị sâu tấn công để chôn lấp hoặc đốt bỏ, sử dụng túi nilon bao trái bưởi (khi trái bưởi được 1 tháng tuổi). Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Fipronil và Chlorantraniliprole (tên thương mại như: Regent 800WG, Cagent 800WG, Lexus 800WP, DuPontTM Prevathon 5SC…) khi trái 1 tháng tuổi, sau đó 20 ngày phun lại lần 2, cần áp dụng 4 đúng khi phun.
Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc (UBDT) vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cán bộ, công chức có thời hạn về các huyện, xã trọng điểm vùng DTTS.

Đó là mục tiêu đặt ra đến năm 2020 trong Chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, do UBND thành phố vừa ban hành.

Dù mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 mới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng tới thời điểm này, nhiều địa phương thuộc thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã đạt chuẩn 19 tiêu chí, trong đó xã Điện Hòa là một ví dụ điển hình.

Từ xuất phát điểm chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chỉ trong vòng 10 năm Hà Tĩnh đã trở thành tỉnh có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất ở khu vực miền Trung.

Nhằm phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch thành lập mới 30 hợp tác xã (HTX), gồm: 19 HTX nông - lâm nghiệp, 3 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 4 HTX thương mại, 1 HTX vận tải và 3 quỹ tín dụng nhân dân.