Hậu Giang Đã Quy Hoạch Khoảng 2.000 Ha Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Tập Trung

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tiềm năng đất, nước về nuôi thủy sản và nuôi cá lồng, cá bè rất thuận lợi, đặc biệt là tiềm năng nuôi cá tra, cá da trơn còn rất lớn.
Đến nay, Hậu Giang đã quy hoạch khoảng 2.000ha, tập trung các xã vùng ven sông Hậu và mở rộng ra theo yêu cầu phát triển để cho thuê hoặc giao đất cho các nhà đầu tư thả nuôi, chế biến thủy sản xuất khẩu.
Cùng với đó là xây dựng thương hiệu “Cá thát lát” giống và thịt để quảng bá đặc sản này của địa phương. Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi chuyên canh, thâm canh và bán thâm canh trên toàn tỉnh có thể lên đến 3.500ha, sản lượng 152.000 tấn, trong đó chủ yếu là cá da trơn chiếm 47% diện tích, nhưng chiếm đến 74% sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Bước sang vụ nuôi tôm 2012, nông dân Cà Mau hy vọng có một mùa tôm thắng lợi để bù lỗ cho vụ tôm trắng tay năm trước. Thế nhưng, ở 3 tháng đầu mùa vụ nhiều nông dân đã ngán ngẩm thở dài.

2 năm trở lại đây, ương nuôi cá tra giống đạt tỷ lệ sống rất thấp và đang ở mức báo động. Ương nuôi từ cá bột lên cá giống tỷ lệ sống chỉ đạt 8-10%, trong khi những năm 1999 – 2002, tỷ lệ này dao động 25 – 40%.

Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát, lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 15/8/2012.

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn vừa tổ chức "Nhịp cầu nhà nông" với chủ đề "Trao đổi kỹ thuật sản xuất ớt" cho nông dân các xã Bình Minh, Bình Nguyên và thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn).