Hậu Giang Đã Quy Hoạch Khoảng 2.000 Ha Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Tập Trung

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tiềm năng đất, nước về nuôi thủy sản và nuôi cá lồng, cá bè rất thuận lợi, đặc biệt là tiềm năng nuôi cá tra, cá da trơn còn rất lớn.
Đến nay, Hậu Giang đã quy hoạch khoảng 2.000ha, tập trung các xã vùng ven sông Hậu và mở rộng ra theo yêu cầu phát triển để cho thuê hoặc giao đất cho các nhà đầu tư thả nuôi, chế biến thủy sản xuất khẩu.
Cùng với đó là xây dựng thương hiệu “Cá thát lát” giống và thịt để quảng bá đặc sản này của địa phương. Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi chuyên canh, thâm canh và bán thâm canh trên toàn tỉnh có thể lên đến 3.500ha, sản lượng 152.000 tấn, trong đó chủ yếu là cá da trơn chiếm 47% diện tích, nhưng chiếm đến 74% sản lượng.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến hết tháng 6/2013, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích thả nuôi, bằng 65% so với cùng kỳ.

Các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện đang phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị chết trên diện rộng.

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi và lãnh đạo các sở, ngành đã có đợt khảo sát thực tế vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của tỉnh tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành và thị xã Hà Tiên. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm ở đây đều gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh và tình hình dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt.

Dự án bò Heifer do Hội Nông dân (ND) Long An và Công ty Heifer triển khai tại huyện Thủ Thừa (Long An) đang mang lại những kết quả tích cực. Từ con bò giống mượn của dự án, nhiều hộ đã có tài sản tích lũy.

Thời tiết khô hạn kéo dài khiến năng suất, sản lượng mía niên vụ 2012 - 2013 ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, những diện tích mía đủ nước tưới vẫn có năng suất cao hơn năng suất trung bình 30 - 40%.