Hậu Giang Công Bố Dịch Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Trên Cam Sành

Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.
Theo đó, hiện toàn tỉnh có gần 7.000/9.798ha cam sành bị bệnh vàng lá gân xanh, trong đó có 1.935ha bị nhiễm trên 70%, 3.114ha bị nhiễm từ 30-70% và 1.941ha bị nhiễm dưới 30%, tập trung nhiều ở TX.Ngã Bảy, huyện Châu Thành.
Để khắc phục tình hình dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống và xử lý dịch theo yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn kinh phí đảm bảo phòng chống dịch đạt hiệu quả theo đúng quy định; giao các địa phương thành lập Ban chỉ đạo chống dịch, đồng thời huy động tối đa sự tham gia của nông dân, ngành nông nghiệp, tổ chức chính quyền và hệ thống chính trị các cấp để phòng trừ dịch bệnh,...
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.

Việc thu hoạch rẹm chỉ trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, không chỉ giúp nông dân vùng chuyển đổi sản xuất bảo vệ được vuông tôm, ruộng lúa, mà từ nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi, việc giăng bắt rẹm sẽ giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.