Hậu Giang Có Hơn 4.480ha Cây Ăn Trái Nhiễm Sâu Bệnh

Xuất hiện nhiều nhất là trên cây có múi hiện nay là bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên cây cam sành với diện tích 4.158ha, trong đó riêng huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có 3.557ha nhiễm trên 70%.
Sâu đục trái bưởi cũng xuất hiện ở huyện Châu Thành với diện tích 79,5ha, tỷ lệ từ 5 - 10% và bệnh chổi rồng 196ha, tỷ lệ nhiễm từ 10 - 30%. Ngoài ra, bệnh đen xơ mít và nứt thân xì mũ trên mít cũng ghi nhận được 50ha, tỷ lệ bệnh từ 10 - 30%.
Bên cạnh đó, bệnh héo khô đầu lá, thối trái và rệp sáp trên cây khóm và một số sâu bệnh khác trên cây ăn trái cũng có xuất hiện nhưng mức độ chưa nhiều và chưa đến mức đáng báo động.
Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.
Có thể bạn quan tâm

Độ nảy mầm hạt giống vẫn duy trì trên 80% sau thời gian tồn trữ, bảo quản kéo dài suốt 12 tháng trời là công năng thực thụ của túi yếm khí đã được các nhà khoa học, cùng các cơ sở sản xuất giống và nhà nông kiểm chứng trong nhiều năm qua.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Tuy An đang thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình dịch vu hậu cần nghề cá tại cảng cá Tiên Châu (xã An Ninh Tây), nhằm từng bước đưa cảng cá này đi vào hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Theo kế hoạch, vụ nuôi thuỷ sản xuân hè năm nay, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) sẽ thả nuôi trên diện tích 7.200ha thuỷ sản các loại với khoảng 400 triệu con tôm giống, 20 triệu cá giống, 40 triệu con cua giống...

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tiềm năng đất, nước về nuôi thủy sản và nuôi cá lồng, cá bè rất thuận lợi, đặc biệt là tiềm năng nuôi cá tra, cá da trơn còn rất lớn.

Trong các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), Nhật Bản có thể miễn thuế cho hầu hết các mặt hàng thủy sản.