Hậu Giang Chuyển Giao Kỹ Thuật Cấy Nấm Xanh Cho Nông Dân

Thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để quản lý dịch hại trên lúa, cuối tuần qua, tại ấp Bình Trung, xã Long Bình, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh đã thực hiện công tác chuyển giao kỹ thuật cấy nấm xanh cho nông dân của ấp.
Trong 2 ngày, các cán bộ trung tâm đã cấy được 242 bịch nấm xanh, hỗ trợ cho 30 nông dân cấy trên diện tích 30ha lúa vụ Đông xuân 2014 - 2015. Được biết, trong tháng 11, trung tâm đã cấy 650 đĩa nấm và 30 bịch thành phẩm nấm xanh cho các nông hộ xuống giống lúa Đông xuân sớm.
Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183408/Chuyen_giao_ky_thuat_cay_nam_xanh_cho_nong_dan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.

Năm 2014, huyện Đồng Văn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Dù vậy, với các biện pháp khắc phục kịp thời, sát với điều kiện tình hình thực tế, cùng với sự đồng thuận của người dân, huyện vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.