Hậu cần nghề cá Vàm Láng Tiền Giang

Trên địa bàn thị trấn Vàm Láng đã hình thành hơn 120 cơ sở sơ chế, chế biến hải sản, chủ lực vẫn là xẻ khô, làm mắm, làm ruốc, sơ chế ghẹ, tôm, cua, thủy sản đông lạnh, sửa chữa tàu thuyền… và hàng trăm hộ dân làm những công việc thủ công phục vụ nghề cá như:
Xây đáy sông cầu, nứt cào… với gần 2.000 lao động thường xuyên làm các công việc hậu cần nghề cá.
Tôm, cua, mực được người dân sơ chế rồi đông lạnh. Với các loại cá như:
Cá lạt, lù đù, lưỡi búa… sau khi xẻ dọc, làm sạch được đem phơi thành khô.
Đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tàu, thuyền đánh bắt là khâu quan trọng nhất cho chuyến ra khơi.
Chuẩn bị nước đá cho một chuyến đánh bắt dài ngày.
Phân loại, sơ chế mực, tôm ngay tại cảng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại thị trấn Vàm Láng.
Sơ chế ghẹ đông lạnh xuất khẩu tại cơ sở của cô Trần Thị Mộng Thu.
Người dân đan lưới để phơi các loại khô.
Vào lúc sáng sớm và chiều tà, làng biển tấp nập người mua bán và vận chuyển các loại hải sản sau chuyến đánh bắt của các tàu cá.
Đan lưới - dụng cụ không thể thiếu của ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Cần cù, chịu khó cộng với sự đầu tư “bài bản”, nghề trồng lúa cũng có thể làm giàu. Đó là 3 anh em: Đặng Duy Phán, Đặng Duy Phú, Đặng Duy Trung ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lúc mới vào vụ, giá hành tím được đẩy lên đến 25.000 đồng/kg. Nhưng, khi càng cận ngày Tết Nguyên đán 2015, giá hành càng giảm mạnh và đến khi vụ hành mùa (hành chính vụ) chính thức bước vào thu hoạch, người trồng hành tím mới vỡ mộng vì hầu như không có doanh nghiệp xuất khẩu nào đến thu mua.

Vốn là loại cây dễ trồng, đầu tư ít, thích hợp với nông dân ít vốn nên dù năm được, năm mất, cây sắn (mì) vẫn gắn bó với người dân Tây Nguyên như một cây xóa nghèo. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, diện tích trồng sắn tăng khá nhanh, đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng và phát triển thiếu bền vững.

Theo tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh trồng trên 3.000ha ngô tập trung chủ yếu tại các huyện, thị miền Đông như: Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái…

Giá mía liên tục giảm trong nhiều năm, người thu mua thì ép cấp ép giá, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, hạn hán… khiến đời sống của người trồng mía lâm vào cảnh lao đao.