Hạt Tiêu Việt Nam Chiếm Lĩnh Thị Trường Thế Giới

Đây là tháng thứ 7 liên tiếp, hồ tiêu đạt mức tăng về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu cao nhất so với các mặt hàng nông sản khác.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Đây là tháng thứ 7 liên tiếp, hồ tiêu đạt mức tăng về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu cao nhất so với các mặt hàng nông sản khác. Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng VPA cho biết, niềm vui lớn nhất trong 7 tháng qua là giá tiêu luôn ở mức cao, người nông dân có lợi nhuận cao.
Theo VPA, với tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian qua, dự kiến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sẽ cán mức kỷ lục 1 tỉ USD, mức cao nhất trong lịch sử phát triển của ngành hồ tiêu Việt Nam.
Hồ tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị trí xuất khẩu số 1 thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Đến cuối năm 2015, muốn nuôi cá tra xuất khẩu, ngư dân phải nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là điều kiện bắt buộc mà Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ quy định. Song, ngư dân trong tỉnh An Giang hiện vẫn “thờ ơ” với quy định này.

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.
Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa thử nghiệm mô hình nuôi gà sinh sản bằng phương pháp an toàn sinh học với 5.700 con gà mía bố mẹ tại 16 hộ dân ở hai xã Tiến Dũng và Cảnh Thụy.