Hạt ca-ri rớt giá 10 lần, nông dân chặt bỏ cây

Dọc Quốc lộ 20 từ huyện Đức Trọng đến Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, đa phần nhà nào cũng trồng ít cây ca-ri để lấy hạt hoặc lá nấu nướng. Không ít nhà trồng nhiều ca-ri để lấy hạt bán cho thương lái.
Anh Hạn chặt bỏ nhánh lá để dùng làm cột tiêu
Năm 2013, giá hạt ca-ri khoảng 60.000 - 80.000 đồng/ kg đã giúp nông dân vùng Tam Bố, huyện Di Linh kiếm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay, giá loại hạt này chỉ còn 6.000 – 8.000 đồng/kg.
“Nhà tôi trồng khoảng 100 cây ca-ri xen canh với tiêu. Lúc đầu khi trồng, giá bán cao lắm, thậm chí lên đến 100.000 đồng/kg hạt. Trong khi đó, giá giống cây này chỉ 2.000 đồng/cây, trồng sau 1 năm là thu hoạch. Nhưng giờ giá xuống quá thấp, không đủ công hái, đập lấy hạt nên tôi chặt cành lá, giữ thân lại làm cột tiêu luôn cho tiện” - anh Nguyễn Hạn ở xã Tam Bố cho biết.
Theo một số tiểu thương thu mua hạt ca-ri tại huyện Đức Trọng, vài tháng trở lại đây, người dân bán hạt ca-ri ít dần. "Cứ đà này, không biết có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường không hay lại phải xài hàng Trung Quốc" - một tiểu thương băn khoăn.
Có thể bạn quan tâm

Long An là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất lúa đứng hàng đầu đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lúa hơn 2,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian qua, tỉnh Long An đã phát triển thêm nhiều loại cây trồng khác mang lại hiệu quả cao, nhờ đó đời sống của người dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện.

Giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre hiện tăng thêm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/chục 12 trái so với cách nay khoảng 1 tháng.

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…