Hạt ca-ri rớt giá 10 lần, nông dân chặt bỏ cây

Dọc Quốc lộ 20 từ huyện Đức Trọng đến Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, đa phần nhà nào cũng trồng ít cây ca-ri để lấy hạt hoặc lá nấu nướng. Không ít nhà trồng nhiều ca-ri để lấy hạt bán cho thương lái.
Anh Hạn chặt bỏ nhánh lá để dùng làm cột tiêu
Năm 2013, giá hạt ca-ri khoảng 60.000 - 80.000 đồng/ kg đã giúp nông dân vùng Tam Bố, huyện Di Linh kiếm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay, giá loại hạt này chỉ còn 6.000 – 8.000 đồng/kg.
“Nhà tôi trồng khoảng 100 cây ca-ri xen canh với tiêu. Lúc đầu khi trồng, giá bán cao lắm, thậm chí lên đến 100.000 đồng/kg hạt. Trong khi đó, giá giống cây này chỉ 2.000 đồng/cây, trồng sau 1 năm là thu hoạch. Nhưng giờ giá xuống quá thấp, không đủ công hái, đập lấy hạt nên tôi chặt cành lá, giữ thân lại làm cột tiêu luôn cho tiện” - anh Nguyễn Hạn ở xã Tam Bố cho biết.
Theo một số tiểu thương thu mua hạt ca-ri tại huyện Đức Trọng, vài tháng trở lại đây, người dân bán hạt ca-ri ít dần. "Cứ đà này, không biết có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường không hay lại phải xài hàng Trung Quốc" - một tiểu thương băn khoăn.
Có thể bạn quan tâm

Phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” vừa khép lại tại chợ huyện Đầm Dơi (Cà Mau), là cuộc kiểm nghiệm thị trường tiêu dùng đầy bất ngờ.

Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều người cho rằng, từ nguồn phí này sẽ góp phần bảo vệ, phát triển rừng tốt hơn.

Kết quả cho thấy, cá chết là do bị bệnh liên cầu khuẩn. Nguyên nhân cá bị bệnh là do thời tiết nắng nóng, sức đề kháng giảm trong khi đó mầm bệnh đã tồn tại trong môi trường ao nuôi. Ngoài ra, các hộ dân không vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật, thả với mật độ dày, cho cá ăn phân chuồng chưa qua xử lý

Những ngày này, từ Tỉnh lộ 941 nhìn sang bờ bên kia kênh Mặc Cần Dưng, thuộc địa phận xã Vĩnh An (Châu Thành - An Giang), người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân đang tất bật thu hoạch dưa leo để kịp cân cho thương lái. Phong trào trồng dưa leo trên đất ruộng được bà con áp dụng phổ biến khoảng 2 năm nay đã giúp nhiều gia đình có thu nhập khá cao

Những năm gần đây, phong trào nông dân giúp nhau làm kinh tế được nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa thực hiện khá hiệu quả, nhờ đó nhiều nông dân đã thoát nghèo, làm giàu. Trong số đó có anh Pi Năng Liêm, ở xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh