Háo Hức Trồng Hoa Chất Lượng Cao

Dự án sản xuất hoa chất lượng cao đang triển khai ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội cho hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần trồng lúa. Đây là hướng đi của huyện trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho bà con ND.
ND tiếp cận cách làm mới
Ông Chu Văn Hòa - Chủ nhiệm HTX Đan Phượng cho biết: “Trước đây, toàn bộ 176ha diện tích đất nông nghiệp của xã chủ yếu là trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện, xã Đan Phượng đã chuyển 8,1ha đất trồng lúa sang trồng hoa chất lượng cao. Đi vào triển khai từ đầu tháng 10 đến nay, toàn xã đã triển khai được 7,3ha gồm: Hoa ly 5,5ha, hoa cúc 1,8ha”.
Dự án sản xuất hoa chất lượng cao có tổng vốn đầu tư là 25,1 tỷ đồng. Trong đó phòng kinh tế huyện hỗ trợ 432.040.000 đồng, còn lại là số vốn đối ứng của xã và các xã viên đầu tư. Dự án có sự tham gia của 50 hộ, triển khai trên diện tích 8,1ha với các loại hoa như ly, cúc, đồng tiền.
Cũng theo ông Hòa, học tập cách làm từ mô hình trồng hoa của các xã lân cận trong huyện, khi thực hiện dự án HTX Đan Phượng đã phối hợp với phòng kinh tế, trạm bảo vệ thực vật, Hội ND, trạm khuyến nông huyện tổ chức 2 buổi tập huấn về KHKT cho bà con ND. Được tiếp cận với cách làm mới, công nghệ cao, ND sẽ nâng cao được thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Dự án sản xuất các loại hoa chất lượng cao đòi hỏi về kỹ thuật, trong khi xã viên của HTX phần lớn không nắm được kỹ thuật nên HTX đã khuyến khích và kêu gọi ND ở nơi khác đến thuê đất đầu tư. Từ đó giúp giải quyết việc làm cho các xã viên trong xã.
Anh Nguyễn Văn Dư (xã Tây Tựu, Từ Liêm) là một trong 50 hộ tham gia dự án sản xuất hoa chất lượng cao tại đây. Anh chọn cây hoa ly để trồng. Anh Dư chia sẻ: “Sinh ra từ mảnh đất Tây Tựu có truyền thống trồng hoa và đã 10 năm trong nghề, tôi cũng có chút “vốn liếng” về kỹ thuật trồng hoa ly. Được HTX tạo điều kiện cho thuê đất làm dự án, tôi đã tạo việc làm cho 15 lao động tại địa phương”.
Hiệu quả kinh tế tăng cao
Ông Nguyễn Hữu Tịnh - Phó phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết: Xã Đan Phượng là một trong những điểm sáng về xây dựng nông thôn mới. Nhờ sự nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống của người ND được nâng lên rõ rệt. Đến nay, thu nhập bình quân trên đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/năm (bằng với chuẩn nông thôn mới), đạt 16/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới”.
Theo ông Chu Văn Hòa, HTX Đan Phượng đã hỗ trợ vốn xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, đường điện, xây hệ thống nhà lưới đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho ND trồng hoa chất lượng cao.
Chị Nguyễn Thị Hương - xã viên HTX Nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp Đan Phượng cho hay: “Được tiếp cận với giống cây trồng mới, áp dụng phương pháp kỹ thuật công nghệ cao nên thu nhập của gia đình tôi cũng tăng lên đáng kể”.
Đánh giá về hiệu quả của dự án, ông Tịnh khẳng định: “Dự án thực hiện đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục ND với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, dự án góp phần nâng cao nhận thức của ND về sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghệ cao, sinh thái bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.

Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).