Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cần được ngăn chặn triệt để

Hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cần được ngăn chặn triệt để
Ngày đăng: 08/08/2015

Hiện nay, hầu hết các công ty, xí nghiệp, nhà máy chế biến trong tỉnh Sóc Trăng đều nhập tôm nguyên liệu từ các vựa hoặc cơ sở nhỏ lẻ tại các địa phương, một phần là nhập tôm ngoài tỉnh vào để chế biến. Các cơ sở này sẽ trực tiếp thu mua tôm từ nông dân, phân loại sơ chế để bán lại cho công ty. Qua tuyên truyền, các chủ cơ sở đều có cam kết không đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, không thu mua tôm có bơm chích tạp chất, đồng thời phối hợp tốt các ngành chức năng bảo đảm nguồn cung tôm chất lượng cho các nhà máy chế biến, chị Mai Tuyết Mãnh – Doanh nghiệp tư nhân Thông Tuyền, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Doanh nghiệp thường mua tôm tại ao nuôi của bà con, nhưng cũng có khi bà con đem tôm tới tận nơi bán cho doanh nghiệp thì mình phải nhìn xem màu sắc của con tôm phải còn tươi đẹp thì mới mua vào.”

Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở vì lợi nhuận mà bơm tạp chất vào tôm, với hình thức ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Đối với những cơ sở trong tỉnh, các ngành chức năng liên tục tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, kiểm soát. Cụ thể từ năm 2010 đến nay, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với thanh tra Sở Nông nghiệp, Phòng An ninh Kinh tế, Phòng Cảnh sát Môi Trường, Chi cục Quản lý thị trường và Trung tâm QLCL nông lâm sản và Thủy sản vùng 5, tổ chức hơn 100 cuộc kiểm tra tạp chất với tổng số 376 lượt cơ sở. Kết quả: phát hiện 01 trường hợp bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, 14 phương tiện vận chuyển tôm bơm chích tạp chất, 05 trường hợp kinh doanh tôm bơm chích tạp chất. Tổng số tôm tịch thu gần 10 tấn, số tôm này nếu đến tay người tiêu dùng sẽ rất nguy hại đến sức khoẻ, kỹ sư Bùi Văn Thanh – Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với tôm bị bơm, chích tạp chất thì có hai mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đó là mối nguy hóa học và sinh học, khi người tiêu dùng ăn phải tôm bị chích tạp chất thì bị gây ra các chứng bệnh như: sốt thương hàn, đau bụng tiêu chảy và nhiễm trùng máu.”

Đối với các nguồn tôm nhập từ ngoài tỉnh, cùng các nguồn cung trôi nổi trên thị trường rất khó kiểm soát và ngăn chặn kịp thời, do đó các ngành chức năng khuyến cáo người dân cần biết cách nhận biết và phân biệt, tránh mua nhầm thực phẩm không chất lượng, Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Anh, Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng có hướng dẫn sau: “Đối với người tiêu dùng cũng như các cơ sở thu mua sơ chế để phân biệt được tôm sạch và tôm bị bơm, chích tạp chất bằng cảm quan như: nếu con tôm bị chích tạp chất thì đuôi con tôm bị xòe ra và gai đuôi bị vảnh lên, mang tôm thì bị phùng ra, các đốt sống từ thứ hai đến thứ sáu của con tôm bị giãn ra…”.

Cách nhận biết tôm bị bơm, chích tạp chất bằng cảm quan.

Những năm gần đây, người nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại rất nhiều do mầm bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm có nguy cơ tái diễn và phức tạp hơn. Do đó ở góc độ quản lý, các đơn vị chức năng và lãnh đạo các địa phương cũng tăng cường nhiều biện pháp để đối phó và ngăn chặn, đặc biệt mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý triệt để theo quy định; Thạc sĩ Phương Ngọc Tuyết, phó chi cục trưởng - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chi cục tăng cường công tác thanh tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm đến bơm, chích tạp chất trên tôm và có hình thức xử phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn thực phẩm, SXKD thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản.”


Có thể bạn quan tâm

Lào Cai Và Bắc Giang Xúc Tiến Để Tiêu Thụ Vải Thiều Lào Cai Và Bắc Giang Xúc Tiến Để Tiêu Thụ Vải Thiều

Ngày (7/6), UBND 2 tỉnh Bắc Giang và Lào Cai tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để vải thiều được thông thương thuận lợị.

09/06/2014
Cùng Người Dân Bảo Vệ Đầm Phá Cùng Người Dân Bảo Vệ Đầm Phá

"Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình" (Paraff) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng dự án "Huy động sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường phá Tam Giang" tại xã Quảng Thái và Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.

09/06/2014
Công Bố Đường Dây Nóng Hỗ Trợ Ngư Dân Công Bố Đường Dây Nóng Hỗ Trợ Ngư Dân

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ NN-PTNT mới đây đã công bố số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ ngư dân tại buổi tập huấn về tình hình Biển Đông hiện nay.

20/05/2014
Sản Lượng Thủy Sản Huyện Đảo Phú Quốc Đạt Hơn 40% Kế Hoạch Năm Sản Lượng Thủy Sản Huyện Đảo Phú Quốc Đạt Hơn 40% Kế Hoạch Năm

Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc cho biết: Thời tiết biển những tháng đầu năm nay khá thuận lợi cho ngư dân đánh bắt trên ngư trường. Huyện tập trung phát triển khai thác thủy sản theo hướng vươn ra khơi xa, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

10/06/2014
Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra

Người nuôi tôm, cá tra nếu gặp khó khăn thì được cơ cấu lại nợ, không bị thu lãi quá hạn, miễn giảm lãi vay… Điều này phần nào xuất phát từ thực tế là người nuôi tôm, cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

10/06/2014