Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cần được ngăn chặn triệt để

Hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cần được ngăn chặn triệt để
Ngày đăng: 08/08/2015

Hiện nay, hầu hết các công ty, xí nghiệp, nhà máy chế biến trong tỉnh Sóc Trăng đều nhập tôm nguyên liệu từ các vựa hoặc cơ sở nhỏ lẻ tại các địa phương, một phần là nhập tôm ngoài tỉnh vào để chế biến. Các cơ sở này sẽ trực tiếp thu mua tôm từ nông dân, phân loại sơ chế để bán lại cho công ty. Qua tuyên truyền, các chủ cơ sở đều có cam kết không đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, không thu mua tôm có bơm chích tạp chất, đồng thời phối hợp tốt các ngành chức năng bảo đảm nguồn cung tôm chất lượng cho các nhà máy chế biến, chị Mai Tuyết Mãnh – Doanh nghiệp tư nhân Thông Tuyền, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Doanh nghiệp thường mua tôm tại ao nuôi của bà con, nhưng cũng có khi bà con đem tôm tới tận nơi bán cho doanh nghiệp thì mình phải nhìn xem màu sắc của con tôm phải còn tươi đẹp thì mới mua vào.”

Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở vì lợi nhuận mà bơm tạp chất vào tôm, với hình thức ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Đối với những cơ sở trong tỉnh, các ngành chức năng liên tục tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, kiểm soát. Cụ thể từ năm 2010 đến nay, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với thanh tra Sở Nông nghiệp, Phòng An ninh Kinh tế, Phòng Cảnh sát Môi Trường, Chi cục Quản lý thị trường và Trung tâm QLCL nông lâm sản và Thủy sản vùng 5, tổ chức hơn 100 cuộc kiểm tra tạp chất với tổng số 376 lượt cơ sở. Kết quả: phát hiện 01 trường hợp bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, 14 phương tiện vận chuyển tôm bơm chích tạp chất, 05 trường hợp kinh doanh tôm bơm chích tạp chất. Tổng số tôm tịch thu gần 10 tấn, số tôm này nếu đến tay người tiêu dùng sẽ rất nguy hại đến sức khoẻ, kỹ sư Bùi Văn Thanh – Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với tôm bị bơm, chích tạp chất thì có hai mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đó là mối nguy hóa học và sinh học, khi người tiêu dùng ăn phải tôm bị chích tạp chất thì bị gây ra các chứng bệnh như: sốt thương hàn, đau bụng tiêu chảy và nhiễm trùng máu.”

Đối với các nguồn tôm nhập từ ngoài tỉnh, cùng các nguồn cung trôi nổi trên thị trường rất khó kiểm soát và ngăn chặn kịp thời, do đó các ngành chức năng khuyến cáo người dân cần biết cách nhận biết và phân biệt, tránh mua nhầm thực phẩm không chất lượng, Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Anh, Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng có hướng dẫn sau: “Đối với người tiêu dùng cũng như các cơ sở thu mua sơ chế để phân biệt được tôm sạch và tôm bị bơm, chích tạp chất bằng cảm quan như: nếu con tôm bị chích tạp chất thì đuôi con tôm bị xòe ra và gai đuôi bị vảnh lên, mang tôm thì bị phùng ra, các đốt sống từ thứ hai đến thứ sáu của con tôm bị giãn ra…”.

Cách nhận biết tôm bị bơm, chích tạp chất bằng cảm quan.

Những năm gần đây, người nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại rất nhiều do mầm bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm có nguy cơ tái diễn và phức tạp hơn. Do đó ở góc độ quản lý, các đơn vị chức năng và lãnh đạo các địa phương cũng tăng cường nhiều biện pháp để đối phó và ngăn chặn, đặc biệt mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý triệt để theo quy định; Thạc sĩ Phương Ngọc Tuyết, phó chi cục trưởng - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chi cục tăng cường công tác thanh tra định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm đến bơm, chích tạp chất trên tôm và có hình thức xử phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn thực phẩm, SXKD thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản.”


Có thể bạn quan tâm

Peru Chuyển Xuất Khẩu Điệp Sang Mỹ Peru Chuyển Xuất Khẩu Điệp Sang Mỹ

Năm ngoái, iPrisco, một trong những nhà sản xuất điệp lớn nhất của Peru, đã XK 2.500 tấn điệp đông lạnh. Công ty này có 60% lượng hàng XK sang châu Âu và 40% XK sang Mỹ. Doanh số bán hàng của công ty phản ánh xu hướng chung của XK điệp Peru. Hai thị trường chính là Pháp – với điệp trứng và Mỹ- với loại không trứng.

13/09/2014
Sản Lượng Tôm Thái Lan Sẽ Đạt 200.000 Tấn Năm 2014 Sản Lượng Tôm Thái Lan Sẽ Đạt 200.000 Tấn Năm 2014

Ngành tôm Thái Lan dự kiến sẽ đạt sản lượng “lạc quan” 200.000 tấn năm 2014 do người nuôi chủ yếu sản xuất tôm cỡ nhỏ và tổng sản lượng nửa đầu năm này giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 82.050 tấn.

13/09/2014
Ấn Độ Có Thể Lại Là Nhà Cung Cấp Tôm Lớn Cho Mỹ Trong Năm Nay Ấn Độ Có Thể Lại Là Nhà Cung Cấp Tôm Lớn Cho Mỹ Trong Năm Nay

Hội nghị Nuôi trồng thủy sản (SIMCAA) diễn ra ở Tegucigalpa, Honduras, từ 27 – 29/8/2014. Undercurrentnews đã ghi lại một số nét chính tại Hội nghị này. Chủ đề trong ngày đầu tiên bao gồm nhu cầu gia tăng về nuôi trồng thủy sản do dân số toàn cầu tăng trưởng, quản lý rủi ro và bảo hiểm trong nuôi tôm và chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC).

13/09/2014
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ Trong Lồng Bằng Thức Ăn Viên Giúp Bà Con Sản Xuất Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Cỏ Trong Lồng Bằng Thức Ăn Viên Giúp Bà Con Sản Xuất Hiệu Quả

Nhằm tận dụng, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập cho bà con nông dân, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình “Nuôi cá trắm cỏ trong lồng có bổ sung thức ăn viên” tại xã Tịnh Sơn - nơi có dòng sông Trà Khúc chảy qua.

13/09/2014
Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết Nhà Nước Hỗ Trợ Tối Đa Cho Ngư Dân Thái Bình Phục Hồi Sản Xuất Do Ngao Chết

Chiều ngày, 11-9, trong buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định sẽ cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân nuôi ngao trên địa bàn do bị chết hàng loạt trong thời gian qua.

13/09/2014