Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành trình quảng bá nhãn hiệu nếp Phú Tân An Giang

Hành trình quảng bá nhãn hiệu nếp Phú Tân An Giang
Ngày đăng: 15/10/2015

Tích cực chuyển giao kỹ thuật trong canh tác giúp nông dân tăng năng suất nếp

Với 18 cơ sở lớn sản xuất - kinh doanh nếp, nông dân huyện Phú Tân từ lâu đã mong ước có được thương hiệu riêng của huyện để quảng bá rộng rãi trên thị trường giúp đầu ra chất lượng hơn.

Trước mùa thu hoạch, các doanh nghiệp trong huyện tự tổ chức thu mua, xay xát và tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng và hợp đồng với thương lái ngoài tỉnh.

Mặc dù doanh nghiệp tại địa bàn huyện quan tâm đến việc đầu tư quy trình đóng gói, gắn nhãn mác, mẫu mã sản phẩm nếp Phú Tân nhưng thương lái ngoài tỉnh “không cần” nhãn hiệu, họ chỉ mua sản phẩm thô về để tự tiêu thụ ở nơi khác.

Nhằm quảng bá nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn hỗ trợ các Hợp tác xã (HTX) chọn giống nếp chất lượng đóng gói sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh.

Năm 2006, HTX nông nghiệp Tân Mỹ Hưng do ông Trần Thanh Dũng làm chủ nhiệm đã đại diện cho 8 HTX để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”.

Năm 2009, lần đầu tiên HTX Tân Mỹ Hưng chọn giống nếp chất lượng đóng gói sản phẩm bao 2kg, 5kg, 10kg tham gia tại hội chợ ở Thủ Đức và TP.

Hồ Chí Minh.

Được Phòng Kinh tế - Hạ tầng mời kết nạp làm thành viên để sử dụng nhãn hiệu tập thể, thời gian qua, doanh nghiệp xay xát Hòa An (Phú Hưng) và Công ty TNHH Thanh Bích (Tân Trung) đã tham gia đóng gói bao 2kg, 5kg, 50kg gắn nhãn hiệu “Nếp Phú Tân” để bán trên thị trường và tham gia các kỳ hội chợ trong, ngoài tỉnh.

Là địa phương được UBND tỉnh quy hoạch thành vùng chuyên canh nếp, đê bao khép kín 3 vụ/năm, ngành Nông nghiệp Phú Tân đã chủ động chuyển giao kỹ thuật, kiến thức về giống, cơ giới hóa đến đông đảo nông dân.

Cách đây 6 năm, Sở Khoa học và Công nghệ hợp đồng với Trường đại học Cần Thơ tham gia nghiên cứu, phục tráng thành công giống nếp CK92, CK2003.

Trong đó, giống CK92 được chọn lọc lai tạo từ giống nếp đùm, cho nhiều hạt hơn bộ giống nguyên chủng, thời gian sinh trưởng ngắn ngày.

Từ năm 2010 đến 2012, mỗi năm, Trường đại học Cần Thơ chuyển giao 2kg nếp thuần, ngành Nông nghiệp lần lượt phân phối cho nông dân thuộc các Tổ nhân giống sản xuất, từ các tổ này tiếp tục phân phối đến nông dân sử dụng giống nếp thuần chất lượng.

Đến nay, huyện Phú Tân đã có thêm nhiều cơ hội để nông dân tiêu thụ sản phẩm nếp thuận lợi:

Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Tín Thương triển khai mô hình “Chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lúa nếp” và hợp đồng với HTX, nông dân xã Phú Thành sản xuất 517 héc-ta nếp vụ đông xuân, hè thu, thu đông năm 2015, với phương thức công ty cho nông dân ứng trước 5 triệu đồng/héc-ta để mua giống, vật tư; còn giá thu mua sản phẩm theo giá thị trường tại thời điểm thu hoạch nếp.

Ngoài ra, Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang hợp đồng thu mua 200 héc-ta nếp vụ đông xuân 2015 và Công ty Tân Thạnh An hợp đồng tiêu thụ 400 héc-ta nếp tại xã Phú An vụ đông xuân 2015.

Sau thời gian triển khai và không ngừng tìm kiếm giải pháp để phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”, huyện Phú Tân đã được tỉnh chấp thuận giao Sở Công thương chủ trì cùng các sở, ngành tỉnh, UBND huyện xây dựng “Đề án phát triển nhãn hiệu nếp Phú Tân”.

Bước đầu, huyện thí điểm chọn HTX nông nghiệp Phú An thực hiện mô hình gắn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nếp giai đoạn 2016 - 2020 để từ đó nhân rộng trên toàn địa bàn.

Hành trình quảng bá nhãn hiệu “Nếp Phú Tân” đã và đang đưa nông dân trồng nếp đến gần với những cơ hội mới, tiếp cận và vươn xa đến các thị trường, gắn liền với đó là những tiềm năng sẽ thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán

Bà Nguyễn Thị Hợp, một người kinh doanh gà lâu năm ở tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mặc dù ngày mai mới là Tết ông Công, ông Táo, nhưng nhiều người đã mua gà từ hôm nay. Hầu hết các khách hàng đều thuê chúng tôi giết thịt ngay tại chỗ...

11/02/2015
Giá Gà Đồi Tăng Khoảng 5% Dịp Tết Nguyên Đán Giá Gà Đồi Tăng Khoảng 5% Dịp Tết Nguyên Đán

Ngoài việc cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ thì phần lớn gà được bán cho các thương lái ở một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Đặc biệt năm nay, người chăn nuôi gà còn nhận được một số đơn đặt hàng từ các siêu thị, nhà hàng lớn như: siêu thị Big C Hà Nội, nhà hàng 555 và một số cơ sở giết mổ quy mô lớn tại Hà Nội theo hình thức hợp đồng mua với số lượng lớn.

11/02/2015
Chủ Động Cho Sản Xuất Vụ Xuân Chủ Động Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.

11/02/2015
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Hiệp Hội Mía Đường Lam Sơn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Hiệp Hội Mía Đường Lam Sơn

Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.

11/02/2015
Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Mía Nguyên Liệu

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

11/02/2015