Hành Trình Đến Xứ Sở Dừa - Philippines

Quốc đảo Philippines bao gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ. Cây dừa có mặt tại 68/79 tỉnh thành của quốc đảo này. Hiện 3,3 triệu ha đất nông nghiệp của Philipines phục vụ cho ngành công nghiệp dừa, chiếm gần 30% diện tích đất tự nhiên.
Kavic là một trong những nông dân trồng dừa ở làng Situ Lobo, tỉnh Camarines Norte. Ông được thừa hưởng của cha mẹ 3 ha đất trồng dừa. Theo lời ông, nếu thời tiết thuận lợi, mỗi ha dừa cho ông thu nhập khoảng 16.000 peso tương đương khoảng 4.000 USD mỗi năm.
Ông Kavic cho biết: “Khoảng 8 năm là dừa có thể tiến hành thu hoạch được. Những loại lá dừa như thế này có thể làm những đồ thủ công rất đẹp. Ngoài ra lá dừa còn có thể là mái nhà, gỉam bớt chi phí xây dựng cho người dân địa phương. Các sản phẩm đồ thủ công từ dừa cũng có giá thành rất rẻ, dễ tiêu thụ tại nhiều thị trường. Người dân địa phương thường làm các loại rổ rá, lọ hoa từ lá dừa.”
Tại làng Situ Lobo, người trồng dừa thường bán dừa tại đường quốc lộ. Thương lái sẽ thu mua dừa và mang đến các nhà máy chế biến dừa. Hiện này, làng Situ Lobo có khoảng 100 người trồng dừa, thu hút hàng trăm lao động tham gia vào quá trình thu hoạch. Vào mùa thu hoach, mỗi nhân công có thể kiếm được 150-200 peso từ việc thu hái và vận chuyển ra đường quốc lộ để bán.
Theo cơ quan quản lý ngành dừa tại tỉnh Camarine Norte, để hỗ trợ các hoạt động trồng dừa của địa phương, cơ quan này đã thực hiện các dự án nâng cao chất lượng cây dừa và các sản phẩm từ dừa.
Ông Basisilo Ababa, Đại diện cơ quan quản lý ngành dừa tỉnh Camarines Norte cho biết: “Chúng tôi tiến hành xây dựng các chương trình phát triển cây dừa tại nhiều nơi, hướng dẫn người dân cách trồng dừa sao cho hiệu quả trên mảnh đất của mình. Cùng với đó, chúng tôi hướng dẫn người dân cách tạo ra những sản phẩm có giá trị cao từ dừa phục vụ cho nhu cầu của thị trường.”
Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Philippine, năm 2010 số lượng các sản phẩm dừa xuất khẩu của Philippines lên đến 2,35 triệu tấn cơm dừa trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2011 – 2016 là tăng năng suất các vườn dừa thông qua các chương trình trồng, trồng lại, các chương trình cải tạo đất, phát triển các vườn ươm và quản lý côn trùng gây bệnh. Dự kiến sản lượng dừa sẽ tăng thêm 75.000 tấn cơm dừa hàng năm. Ngành dừa Philippines sẽ cần khoảng 8,02 tỷ peso để đầu tư cho việc tăng năng suất trong giai đoạn 2011-2016.
Có thể bạn quan tâm

Trong số những mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả ở huyện Thanh Trì, không thể không kể đến mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Duy Hưởng, thôn 3, xã Đông Mỹ, Hà Nội. Không chỉ làm kinh tế có hiệu quả cao, ông Hưởng còn là một trong những người tiên phong đưa con tôm càng xanh về nuôi tại địa phương này.

Theo ông Châu Hoàng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh), vụ nuôi tôm sú năm 2013, huyện Duyên Hải có khoảng 14.400 hộ thả nuôi 02 loại tôm sú và tôm thẻ chân trắng, diện tích khoảng 17.300ha, hơn 1,14 tỷ con giống, tăng gần 1.500 hộ, tăng gần 6,6 triệu con giống so với cùng kỳ.

Tự mình làm trước để rút kinh nghiệm, rồi hướng dẫn hội viên trồng lúa giống mới, rau sạch, nuôi gà siêu trứng, giúp vay vốn ưu đãi... Những cách làm ấy của chị Phan Thị Hường - Chủ tịch Hội ND xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã giúp nhiều gia đình hội viên tăng thu nhập.

Nghề chụp mực và lưới vây tuyến lộng cho hiệu quả sản xuất cao trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ đầu vụ cá nam đến nay. Đây cũng là 2 kiểu đánh bắt chính được nhiều ngư dân đầu tư phương tiện, mở rộng ngư trường hoạt động trong thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.