Hành, tỏi Lý Sơn có cần cứu giúp

hững ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa thông tin tại khu vực đường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội xuất hiện điểm bán hành tỏi Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi ) với số lượng gần 10 tấn cả hành và tỏi.
Tại địa điểm này, người bán treo băng rôn kêu gọi người dân Thủ Đô "Ủng hộ mua hành tỏi cho nông dân đảo Lý Sơn", để chia sẻ khó khăn với nông dân đảo Lý Sơn đang bị tư thương ép giá, hành tỏi Lý Sơn tồn đọng không tiêu thụ được…
Tuy nhiên, thực tế thời điểm này, không phải là chính vụ của hành, tỏi Lý Sơn nên không có sự tồn đọng như thông tin.
Không ít nông dân trồng hành, tỏi trên đảo bức xúc vì thông tin mập mờ trên.
Ông Trần Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội, sản xuất kinh doanh và chế biến hành, tỏi Lý Sơn cho biết:
" Tỏi Lý Sơn đang có giá bình thường, tuy không cao nhưng nông dân vẫn có lãi, còn hành tím đang cháy hàng với giá bán cho tư thương tại địa phương gần 30 ngàn đồng/kg, cao hơn giá cùng kỳ mọi năm.
Thông tin hành tỏi Lý Sơn bị chèn ép giá rồi tồn đọng không tiêu thụ được là vô lý, không thể chấp nhận được.
Đây là hành động phá hoại thương hiệu sản phẩm hành tỏi Lý Sơn vốn nổi tiếng lâu nay”.
Theo ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng kinh tế và hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn, mỗi năm tại Lý Sơn chỉ có khoảng trên vài trăm tấn tỏi được thu hoạch và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Với sản lượng này, ngoài việc tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh chỉ còn đủ bán cho khách du lịch, không thể có hàng trăm tấn tỏi bị tồn đọng.
Thông tin này sẽ tác động tiêu cực đến thương hiệu hành tỏi Lý Sơn, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng ngàn hộ nông dân trên đảo.
Ông Lê cho biết thêm hiện nay giá tỏi được bán ở Lý Sơn khoảng 50- 55 ngàn/kg, tùy theo loại, giá hành cao nhất chỉ trên dưới 30 ngàn đồng/kg và không đủ tiêu thụ tại thị trường trong huyện.
Với giá cả như hiện nay, mỗi sào diện tích trồng, nông dân lãi được vài triệu đồng.
Người nông dân thu hoạch tỏi.
Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết giá hành, tỏi Lý Sơn tuy có hạ giá một chút nhưng không ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của nông dân.
Việc mang hành tỏi đi tiêu thụ, mở rộng thị trường là đáng mừng, tuy nhiên, đừng vì tư túi cá nhân mà đánh mất thương hiệu sản phẩm của địa phương.
Bà Hương nói:
“Chúng tôi luôn ủng hộ việc tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng không nên lợi dụng sự đồng cảm của người tiêu dùng mà làm phương hại đến đặc sản của địa phương và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của bà con nông dân.
Việc có người lợi dụng kêu gọi sự ủng hộ của người tiêu dùng mấy ngày qua tại Hà Nội có điều gì bất thường, mập mờ cần xác minh, để minh oan cho sản phẩm của người nông dân Lý Sơn”.
Sản lượng tỏi thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết chừng đó khó có thể tồn đọng.
Được biết, một kg tỏi bán tại Hà Nội là 75 ngàn đồng, một kg hành là 45 ngàn đồng.
Trong khi mua của nông dân chỉ có 45 ngàn đồng/kg tỏi và 20 ngàn đồng/kg hành, trừ các khoản chi phí như vận chuyển, hao hụt .
Mỗi kg hành và tỏi khi ra đến Hà Nội, người bán còn lãi gần 20 ngàn đồng.
Có thể bạn quan tâm

Gắn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng NTM từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong xã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng NTM. Ðến nay, sau 4 năm triển khai, Ðộc Lập đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM (không phải thực hiện tiêu chí chợ), đời sống người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.