Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành Tím Tồn Kho, Nông Dân Gặp Khó

Hành Tím Tồn Kho, Nông Dân Gặp Khó
Ngày đăng: 15/07/2014

Bất chấp những khuyến cáo của doanh nghiệp và ngành chức năng, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn quyết định trữ hành để chờ giá. Hệ quả là 30.000 tấn hành tím thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi tiêu thụ, đang trong giai đoạn hư hỏng.

Trong vụ hành tím 2014, nông dân thị xã Vĩnh Châu xuống giống hơn 6.200 ha, tăng hơn 500 ha so cùng kỳ năm 2013. Tổng sản lượng hành thương phẩm cả vụ ước đạt hơn 110.000 tấn, cao hơn 2.000 tấn so cùng kỳ. Sản lượng trên tuy chưa phải là lớn, nhưng do thị trường tiêu thụ khó khăn, nên đến nay, dù mùa vụ kết thúc hơn 2 tháng, nhưng lượng hành tồn kho trong dân hơn 30.000 tấn.

Ông Lê Minh Trường, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, chua xót: "Số hành tồn đang trong tình trạng hư hỏng dần. Nếu không được tiêu thụ kịp thời, nông dân xem như trắng tay".

Với diễn biến giá hành năm 2014, dễ thấy rằng khả năng nắm bắt thị trường của người trồng hành chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm. Giá hành tím đầu vụ ở mức 25.000 đồng/kg, nhưng đến cận và sau Tết bắt đầu giảm lại 5.000 - 8.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng), rồi lại tăng lên 10.000 đồng/kg vào đầu tháng 3.

Ngay sau khi giá hành tăng trở lại, ôngTrịnh Đức Vinh, Giám đốc DNTN Đức Vinh, một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hành tím, đã có cảnh báo: "Đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu hành qua Indonesia đều được cấp quota nhập khẩu; trong đó DNTN Đức Vinh được cấp đến 4.000 tấn. Tuy nhiên, thời hạn của quota lại rất ngắn, chỉ trong khoảng từ tháng 1 đến 18-3, nên các doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh tiến độ thu mua để kịp thời gian giao hàng, làm cho giá hành tăng lên.

Vì vậy, việc giá hành tăng trở lại từ đầu tháng 3 chưa phải là tín hiệu tốt. Người trồng hành không nên trữ lại để chờ giá". Nếu người trồng hành lúc bấy giờ bán với giá 10.000 đồng/kg và chỉ cần đạt năng suất 2 tấn/công vẫn có thể đạt lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/công.

Tuy nhiên, bất chấp những khuyến cáo từ doanh nghiệp, ngành chức năng, người trồng hành vẫn đánh cược với rủi ro, khi quyết định không bán, mà giữ lại tiếp tục chờ giá lên thêm. Hệ quả của quyết định may rủi trên là hơn 30.000 tấn hành thương phẩm đến nay vẫn chưa có nơi để tiêu thụ và đang hư hỏng dần.

Năm nay, thị trường xuất khẩu hành tím chủ lực là Indonesia đã không còn buộc hành phải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP như 2 năm trước, nhưng lại xuất hiện một rào cản khác: cảng nhập hàng.

Ông Trịnh Đức Vinh, Giám đốc DNTN Đức Vinh, cho biết: "Phía Indonesia đưa ra quy định, hành tím Việt Nam không được nhập khẩu qua cảng Jakarta, mà phải qua một cảng nhỏ khác, cách thủ đô nước này trên 100km, khiến chi phí vận chuyển tăng thêm. Chưa hết, do năng lực cảng nhỏ, nên công suất bốc dỡ hàng thấp, kéo dài thời gian lưu hàng dưới tàu.

Chỉ với 2 khó khăn này cũng làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn về chi phí và thời gian giao hàng". Mặt khác, một số nước trồng hành lớn như Thái Lan, Indonesia... cũng trúng mùa, tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt hơn về giá, khiến cho việc tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

Chuyện tồn kho hành tím với nguy cơ thiệt hại lớn cho nông dân là điều khó tránh khỏi. Điều đó chỉ ra, dù là loại cây trồng chủ lực, có tiếng tăm trên thị trường, nhưng cây hành tím vẫn chưa cho thấy có sự ổn định và bền vững. Vấn đề trước mắt hiện nay là tìm giải pháp để giúp người dân giải phóng bớt lượng hàng tồn kho, để giảm gánh nặng chi phí đầu tư trong suốt mùa vụ.

Về lâu dài, rất cần một chính sách mới cho cây hành tím như: quy hoạch lại diện tích trồng hành; triển khai các kỹ thuật trồng và bảo quản hành; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho cây hành; tổ chức lại sản xuất gắn với hợp đồng tiêu thụ, nhằm tạo chuỗi giá trị hành tím ổn định, hiệu quả và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường bảo vệ các loại giống thủy sản Tăng cường bảo vệ các loại giống thủy sản

Trung tâm Giống thủy sản đang tập trung thực hiện công tác phòng chống lụt bão, củng cố các công trình hồ chứa, đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các loại giống thủy sản trong mùa mưa lũ năm nay.

25/11/2015
Phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên hiệu quả từ chia sẻ lợi ích Phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên hiệu quả từ chia sẻ lợi ích

Vườn quốc gia Bái Tử Long (VQG BTL) được thành lập năm 1982 trên cơ sở chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn nằm trên địa giới hành chính 3 xã Minh Châu, Hạ Long, Vạn Yên (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).

25/11/2015
Dân vận khéo nhìn từ một mô hình Dân vận khéo nhìn từ một mô hình

Phú Giáo (Bình Dương) là huyện có nhiều mô hình “Dân vận khéo” mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

25/11/2015
Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt

Thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất huyện Đức Linh (Bình Thuận) điều kiện thổ nhưỡng trù phú. Nơi đây có diện tích mặt nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt khá lớn, với trên 2.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản 1.150 ha...

25/11/2015
Tôm hùm giảm giá, người nuôi gặp khó Tôm hùm giảm giá, người nuôi gặp khó

Hiện tại, giá tôm hùm thương phẩm tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được thương lái thu mua bằng hình thức “cân xô, đổ đồng” tức là tính bình quân tôm loại I, II và III đều lấy cùng một thang giá từ 1 triệu đến 1,1 triệu đồng/kg.

25/11/2015