Hành tím tỏi Lý Sơn thơm ngon vượt ngàn cây số cắm chốt ở Hà Nội

Bị thương lái ép giá, nhiều nông dân trồng hành tím và tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lâm vào tình cảnh điêu đứng.
Để tìm đầu ra cho sản phẩm quê nhà, anh Phạm Văn Thắm – một người dân Lý Sơn quyết tâm đưa hành tím, tỏi vượt hơn 1.000 cây số từ đảo Lý Sơn ra Hà Nội kêu gọi mọi người mua ủng hộ.
Điểm bán hành tím, tỏi ủng hộ nông dân đảo Lý Sơn tại sân chơi của khu K3 đường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội).
Anh Thắm cho biết, đợt này anh mang ra Hà Nội 8 tấn hành, tỏi (6 tấn tỏi và 2 tấn hành tím).
Anh Phạm Văn Thắm (34 tuổi, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) - người đứng đầu điểm bán hàng cho biết: Hành tím, tỏi Lý Sơn nức tiếng trong và ngoài nước bởi hương vị thơm ngon, đậm đà chứ không cay nồng như hành, tỏi trồng ở nơi khác.
Tuy nhiên, 2 loại nông sản này đang bị hành, tỏi ở một số vùng khác giả thương hiệu, cạnh tranh về giá nên sản phẩm chính hiệu giá bán thấp, không tìm được đầu ra. Sản phẩm bị thương lái ép giá, khấu hao lớn.
Cứ 100kg tỏi bị thương lái trừ 5kg, 100kg hành tím bị trừ 12kg.
Giá bán hành tím, tỏi tại đảo Lý Sơn hiện có giá 50.000 đồng/kg tỏi và 20.000 đồng/kg hành tím.
Theo anh Thắm, với mức giá như vậy, nông dân trồng hành, tỏi không đủ chi phí sản xuất chứ chưa nói đến lãi.
Sau khi vượt hơn 1.000 cây số từ đảo Lý Sơn ra Hà Nội, tỏi bán với giá 75.000 đồng/kg và hành tím có giá 45.000 đồng/kg.
“Người nông dân phải rất vất vả để làm ra những sản phẩm chất lượng.
Tuy nhiên, giá bán thấp nên số lượng hành, tỏi tồn đọng trong dân quá lớn.
Lần này, tôi thuê ô tô mang 8 tấn (6 tấn tỏi, 2 tấn hành tím) ra Hà Nội với mong muốn tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Nếu thành công, tôi sẽ tiếp tục về quê thu mua và tiêu thụ cho bà con”, anh Thắm chia sẻ.
Tỏi Lý Sơn thơm ngon nức tiếng trong và ngoài nước bởi vị thơm ngon, đậm đà và dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Hành có màu tím đậm khác với màu của hành trồng ở những nơi khác.
Hành tím trồng được quanh năm còn tỏi chỉ trồng được 1 vụ trong khoảng từ tháng 8 Âm lịch đến tháng 1 Âm lịch năm sau.
Mỗi kg tỏi có giá bán 75.000 đồng.
Hành tím bán với giá 45.000 đồng/kg.
Do điểm bán hành, tỏi của anh Thắm nằm ở sâu trong khu dân cư nên ít người biết đến.
Số lượng bán ra không nhiều dù đã mang ra Hà Nội được 1 tuần.
Khách hàng chủ yếu là những người dân ở xung quanh khu vực đó đến mua ủng hộ.
Bạn Linh, Sinh viên trường Đại học Lao động và Xã hội chia sẻ: “Biết được sự khó khăn của người dân Lý Sơn nên em và một số bạn sinh viên tình nguyện đến tham gia để kêu gọi mọi người mua hàng ủng hộ nông dân”.
Hành, tỏi được đóng vào những túi lưới với khối lượng 1kg/túi.
Vừa mua 19kg hành tím và tỏi, chị Lan Anh - một người dân sống trên đường Vĩnh Phúc cho hay, chị tình cờ biết được thông tin có điểm bán hành, tỏi Lý Sơn ở gần nhà nên đến mua ủng hộ.
4 gia đình hàng xóm của chị bận đi làm nên cũng nhờ chị mua một ít để ủng hộ bà con Lý Sơn
Hành tím, tỏi được vận chuyển đến một số điểm bán lẻ do các bạn sinh viên tình nguyện phụ trách.
“Nếu tìm được đầu ra tốt cho sản phẩm của bà con, tôi sẽ về quê và tiếp tục thu mua hành tím, tỏi mang ra Hà Nội”, anh Thắm chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.

Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.

Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...