Hành Tím Được Mùa, Được Giá Ở Nhơn Hải (Ninh Thuận)

Thu hoạch vụ hành tím năm nay, 950 hộ ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) rất khấn khởi vì được mùa, được giá. Nhơn Hải có diện tích đất nông nghiệp 2.482 ha, trong đó diện tích cây hành 45 ha.
Về thôn Mỹ Tường 1, vào một ngày cuối tháng 8, tiếp chúng tôi, nông dân Phạm Hải (43 tuổi), có thâm niên trong nghề trồng hành hơn 20 năm nay vui vẻ cho biết: “Do áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hành từ cán bộ nông nghiệp tỉnh chuyển giao, vụ hè - thu năm nay, gia đình trồng được 3 sào hành tím đạt năng suất cao.
Nếu cùng thời điểm những năm trước đây, 1 sào hành chỉ cho thu hoạch được 1,2 tấn, thì vụ này năng suất đã lên 1,5 tấn. Giá hành 25.000 đồng/kg, như vậy với 3 sào hành trong vụ này, trừ mọi chi phí còn thu lãi được 38 triệu đồng”. Trước đây, anh Hải và bà con trong thôn chỉ biết làm theo kinh nghiệm bảo quản giống bằng cách dùng thuốc ĐT trộn với tro than để rải lên củ hành giống dễ gây độc hại cho người.
Nhưng sau khi được tập huấn, anh biết cách dùng thuốc sinh học hay thuốc bảo vệ thực vật để xử lý giống trước lúc đưa vào kho cất giữ nên hành giống ít bị hư hao. Theo anh Hải, nếu làm đúng kỹ thuật như đã được tập huấn để bảo quản giống hành tím khi đem ra trồng, độ nảy mầm, sức tăng trưởng của cây con rất tốt.
Anh Nguyễn Văn Minh, ở thôn Mỹ Tường 2 không kém niềm vui như anh Hải vì hành được mùa. Anh đã áp dụng được kỹ thuật dùng phân chuồng ủ với nấm Trecoderme giúp phân nhanh hoai, khi đem bón cây hành dễ hấp thụ được phân nên phát triển rất tốt và cho năng suất cao. Anh cho biết: “Với kỹ thuật này, đất sẽ tơi xốp hơn, giúp cây hành sinh trưởng tốt và có sức đề kháng cao hơn.
Khi cây hành tiếp nhận được lượng phân này sẽ tạo ra những con vi sinh có lợi để diệt những vi khuẩn có hại”. Do anh Minh tận dụng được lượng phân chuồng từ đàn gia súc để ủ theo cách nói trên đã hạn chế việc dùng phân hóa học, tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư. Với 4 sào hành, vụ hè - thu năm nay khi thu hoạch trừ mọi chi phí, gia đình anh Minh lãi được 47 triệu đồng.
Anh Nguyễn Hữu Huyền Nhân, cán bộ Nông nghiệp xã Nhơn Hải cho biết: “Khi người dân đã nắm được kỹ thuật trồng hành, “đầu ra” cũng ổn định thì việc mở rộng diện tích loại cây trồng này là việc không khó. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là nguồn nước tưới”.
Được biết, thông qua Dự án Cạnh tranh nông nghiệp, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển giao khoa học công nghệ trong bảo quản giống và chăm sóc cây hành tím cho nông dân, vì vậy đã góp phần tăng năng suất cây trồng. Như vậy, với 45 ha cây hành tím ở xã Nhơn Hải, trong vụ hè - thu năm nay nông dân đã thu lãi khoảng 16 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.

Năm qua, toàn tỉnh Bến Tre có diện tích nuôi thủy sản trên 47 ngàn héc-ta, đạt 106%. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được gần 10,7 ngàn héc-ta (tôm sú gần 1,5 ngàn héc-ta; tôm chân trắng trên 9,2 ngàn héc-ta); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa trên 25 ngàn héc-ta, đạt 100% kế hoạch năm.

Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.