Hành Tây Rớt Giá, Su Su Lên Ngôi

Đúng vào mùa thu hoạch rộ, hành tây, cây trồng đặc sản của Lâm Đồng rớt giá nghiêm trọng, giá hành tây loại I bán cổng chợ là 7.000 đồng/kg, hành bán xô có giá 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trái ngược với hành tây, trái su su đạt đỉnh cao nhất, 7.000 đồng/kg trái, giá cao nhất từ nhiều tháng trở lại đây khiến trên các chợ hầu như không có hàng.
Nguyên nhân do hiện đang là mùa khô, mùa thu hoạch rộ của hành tây, đồng thời cũng là thời điểm su su kém phát triển nhất trong trong năm.
Theo đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân nên có biện pháp bảo quản hành tây phù hợp, chờ giá lên sẽ bán ra, tăng lợi nhuận và tránh tình trạng thừa hàng ép giá.
Có thể bạn quan tâm

Tiêu chuẩn MSC bao gồm 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản. Để được chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi; có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.