Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng

Ngay sau khi nhận được thông tin tôm chết, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã trích từ nguồn Quỹ dự trữ Quốc gia 550 kg thuốc chlorine để xử lý các ao tôm bị bệnh. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn về các vùng nuôi phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn chỉ đạo giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; đốc thúc các địa phương khẩn trương xử lý tiêu diệt mầm bệnh ở các vùng dịch không để lây lan ra diện rộng.
Chi cục Thú y cũng hướng dẫn các hộ nuôi không xả nước tại các ao hồ nuôi tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra môi trường, thu gom xác tôm bị bệnh tiêu hủy đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch vận chuyển đối với các ao nuôi tôm đã lớn trong vùng dịch; sử dụng hóa chất Chlorine xử lý dịch bệnh đúng quy trình.
Theo bà Đặng Thị Thu Hoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, nguyên nhân khiến cho hàng vạn con tôm giống bị chết là do các vật chủ trung gian như cua, còng… mang mầm bệnh vào các đầm nuôi tôm nhưng không kiểm soát được.
Trước đó, ngày 25/4/2015, tại các xã Kỳ Trinh, Kỳ Thư, Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh), bệnh đốm trắng cũng đã làm hàng vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 7 ha (nuôi theo hình thức quảng cảnh) của bà con nơi đây bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian giá nhím con ở mức khá cao: khoảng 15 triệu đồng/cặp, thì hiện nay người chăn nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/cặp để chăn nuôi. Giá nhím giống giảm mạnh cũng kéo theo giá nhím thịt giảm từ trên 500.000 đồng xuống chỉ còn 150.000 đồng/kg.

Mùa khai thác thủy sản năm nay được xem là thất bát nặng nề nhất trong 20 năm qua. Ngư dân dù đã và đang được hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Dẫu vậy, nhiều chủ tàu vẫn tìm mọi cách huy động vốn, kể cả vay “tín dụng đen” để “đặt cược” trong những chuyến biển cuối vụ khai thác…

Người nuôi cá tra tại ĐBSCL vẫn phải tiếp tục chịu lỗ, dù diễn biến trên thị trường đang có lợi họ, đặc biệt khi nguồn cung nguyên liệu đang sụt giảm và thị trường nhập khẩu dần “ấm” lên. Viễn cảnh trên cho thấy người nuôi cá tra thật sự đã hết cơ hội với nghề này.

Thời gian gần đây, giá heo tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung, đã tăng mạnh do thương lái ồ ạt thu mua heo mỡ. Giá heo tăng làm cho người chăn nuôi phấn khởi sau một thời gian dài lỗ nặng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như thương lái ngừng mua.

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.