Hàng vạn con tôm giống chết vì bệnh đốm trắng

Ngay sau khi nhận được thông tin tôm chết, Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã trích từ nguồn Quỹ dự trữ Quốc gia 550 kg thuốc chlorine để xử lý các ao tôm bị bệnh. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn về các vùng nuôi phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn chỉ đạo giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; đốc thúc các địa phương khẩn trương xử lý tiêu diệt mầm bệnh ở các vùng dịch không để lây lan ra diện rộng.
Chi cục Thú y cũng hướng dẫn các hộ nuôi không xả nước tại các ao hồ nuôi tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra môi trường, thu gom xác tôm bị bệnh tiêu hủy đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ việc thu hoạch vận chuyển đối với các ao nuôi tôm đã lớn trong vùng dịch; sử dụng hóa chất Chlorine xử lý dịch bệnh đúng quy trình.
Theo bà Đặng Thị Thu Hoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, nguyên nhân khiến cho hàng vạn con tôm giống bị chết là do các vật chủ trung gian như cua, còng… mang mầm bệnh vào các đầm nuôi tôm nhưng không kiểm soát được.
Trước đó, ngày 25/4/2015, tại các xã Kỳ Trinh, Kỳ Thư, Kỳ Thọ (huyện Kỳ Anh), bệnh đốm trắng cũng đã làm hàng vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 7 ha (nuôi theo hình thức quảng cảnh) của bà con nơi đây bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Minh thôn Song Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng (Hà Tây) trồng đu đủ giỏi, cho thu nhập cao. Từ 2 sào đu đủ giống Đài Loan trồng tháng 11 năm ngoái, hiện nay gia đình anh đã thu được 8 triệu đồng, dự kiến thu hết sẽ có khoảng 12 triệu đồng

Hiện nay, mãng cầu đang chuẩn bị ra hoa và nông dân sẽ thu hoạch trái vào tháng 6, 7. Tuy nhiên, vào thời điểm này cũng là mùa của nhiều loại trái cây khác nên giá mãng cầu thường rẻ (khoảng 3.000 đồng/kg), nên thu nhập của nông dân không cao.

Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, đang được phát triển ở các tỉnh Nam Trung bộ, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại Khánh Hòa, bà con nuôi thử cả trong ao đất lẫn lồng bè.

Cùng lúc thực hiện kiểm nghiệm tại Quảng Ngãi, Cục Bảo vệ Thực vật còn thử nghiệm tại Hà Nội và TP HCM. Tại Quảng Ngãi, diện tích được thử nghiệm trên 1.000 mét vuông, được thực hiện trên 3 loại thuốc kích thích, trong đó có một loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ NN-PTNT, 2 loại thuốc ngoài danh mục có xuất xứ từ Trung Quốc là GA3 và 920; thuốc có trong danh mục sử dụng là thuốc An Khang do Cty TNHH Trường Thịnh, tỉnh Lạng Sơn sản xuất.

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá