Hàng trăm hộ nuôi tôm gặp khó do mất mùa

Toàn tỉnh hiện có tới 290.000 ha đất nuôi tôm; trong đó, 9.000 ha nuôi công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến. Hình thức nuôi quảng canh cải tiến được nhiều hộ lựa chọn bởi cho thu nhập bền vững. Tình trạng tôm nuôi mất mùa ngay từ vụ đầu là chưa từng xảy ra ở tỉnh Cà Mau.
Theo bà con, các vụ tôm sú quảng canh cải tiến trước đây chỉ thả nuôi 60 ngày sau là bắt đầu cho thu hoạch. Thu nhập ít nhất là 500.000 đồng/ngày/hộ, nhưng năm nay, gần như mất trắng.
Ông Trần Văn Giang, nông dân nuôi tôm xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết, thời gian này năm trước, hộ ông thu nhập trên 100 triệu đồng nhưng năm nay, hơn hai tháng qua, gia đình không thu hoạch được con tôm nào.
Theo ông Nguyễn Thành Tâm, nông dân nuôi tôm xã Khánh Tiến, huyện U Minh, từ trước đến nay, bà con không nuôi tôm công nghiệp bởi đầu tư lớn, rủi ro cao.
Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, sản lượng tôm nuôi năm nay giảm 15% so với cùng kỳ. Nếu nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, chuyện được mùa, thất mùa là thường thấy. Tuy nhiên, nuôi quảng canh cải tiến thì việc mất mùa như năm nay là hiếm thấy. Hiện cũng chưa tìm được nguyên nhân của tình trạng này, trong khi đó, cuộc sống của bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.
Không những vậy, từ đầu năm đến nay, giá tôm giảm liên tục. Hiện trên thị trường tôm loại 20 con/kg giá 190.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Tôm loại 30 con/kg giá 150.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Theo các cơ quan chức năng, giá tôm giảm do thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn nên đã chủ động giảm chế biến tránh hàng tồn kho, nhà máy buộc phải hạ giá mua tôm nguyên liệu.
Tuy nhiên, theo dự báo, tình hình xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm sẽ khả quan do Việt Nam vừa ký kết được các hiệp định thương mại với các thị trường lớn; trong đó có Hàn Quốc, Liên minh Á - Âu, cùng với việc giữ ổn định thị trường truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Có dịp về Lai Vung (Đồng Tháp) vào những ngày giáp Tết, bạn đừng nên bỏ qua cơ hội tham quan những vườn quýt hồng chín mọng sai trĩu quả. Cành quýt thấp la đà sát đất nhưng trái vàng ươm từ gốc tới ngọn, khắp vườn tràn một màu hồng của quýt. Đây chính là loại trái cây đặc sản nổi tiếng khắp miền sông nước phương Nam.

Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây (Trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) vừa tiết lộ hai giống khoai lang có khả năng cho năng suất “khủng”, tới 70 – 80 tấn/ha, canh tác tốt sẽ đạt 100 tấn/ha.

Trước đây ở Nghĩa Hưng (Nam Định) cua biển từng là mặt hàng xuất khẩu được khách hàng ưa chuộng, đem lại nguồn thu lớn cho ngư dân ở các xã ven biển của huyện. Lượng cua biển này đều được khai thác từ tự nhiên, người dân chưa biết cách duy trì nguồn giống để phát triển nghề nuôi cua biển nên sản lượng khai thác cua biển tự nhiên ngày càng khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi thủy sản của huyện đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giống cua biển từ các tỉnh: Cà Mau, Cần Thơ, Khánh Hòa… để áp dụng vào thực tế tại địa phương.

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang bạn sẽ cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi màu sắc sân vườn phía trước nhiều ngôi nhà rất ư là lạ mắt. Trong xanh thẫm mượt mà của cỏ cây, có màu xanh dương đậm của những tấm bạt ni-lon được che chắn thành hình chữ nhựt, mỗi ô chừng vài chục mét vuông. Trong bể có lục bình, điên điển đang trổ ra những bông hoa sắc màu mát dịu. Những cái bể ấy dùng để nuôi lươn đó bạn ạ! Điểm qua hành trình của con lươn từ tự nhiên đi vào bồn bể, bạn sẽ thầm cảm ơn bao người nông dân chân chất đã cần mẫn sớm hôm để tạo thêm nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho đời.

Ngày 20-2, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chính thức triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa). Người dân ĐBSCL hy vọng đây là giải pháp khắc phục tình trạng lúa hàng hóa ùn ứ trong dân, giá lúa sụt giảm khi vào vụ thu hoạch đông ken.