Hàng trăm hộ nuôi tôm gặp khó do mất mùa

Toàn tỉnh hiện có tới 290.000 ha đất nuôi tôm; trong đó, 9.000 ha nuôi công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến. Hình thức nuôi quảng canh cải tiến được nhiều hộ lựa chọn bởi cho thu nhập bền vững. Tình trạng tôm nuôi mất mùa ngay từ vụ đầu là chưa từng xảy ra ở tỉnh Cà Mau.
Theo bà con, các vụ tôm sú quảng canh cải tiến trước đây chỉ thả nuôi 60 ngày sau là bắt đầu cho thu hoạch. Thu nhập ít nhất là 500.000 đồng/ngày/hộ, nhưng năm nay, gần như mất trắng.
Ông Trần Văn Giang, nông dân nuôi tôm xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết, thời gian này năm trước, hộ ông thu nhập trên 100 triệu đồng nhưng năm nay, hơn hai tháng qua, gia đình không thu hoạch được con tôm nào.
Theo ông Nguyễn Thành Tâm, nông dân nuôi tôm xã Khánh Tiến, huyện U Minh, từ trước đến nay, bà con không nuôi tôm công nghiệp bởi đầu tư lớn, rủi ro cao.
Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, sản lượng tôm nuôi năm nay giảm 15% so với cùng kỳ. Nếu nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, chuyện được mùa, thất mùa là thường thấy. Tuy nhiên, nuôi quảng canh cải tiến thì việc mất mùa như năm nay là hiếm thấy. Hiện cũng chưa tìm được nguyên nhân của tình trạng này, trong khi đó, cuộc sống của bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.
Không những vậy, từ đầu năm đến nay, giá tôm giảm liên tục. Hiện trên thị trường tôm loại 20 con/kg giá 190.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Tôm loại 30 con/kg giá 150.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Theo các cơ quan chức năng, giá tôm giảm do thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn nên đã chủ động giảm chế biến tránh hàng tồn kho, nhà máy buộc phải hạ giá mua tôm nguyên liệu.
Tuy nhiên, theo dự báo, tình hình xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm sẽ khả quan do Việt Nam vừa ký kết được các hiệp định thương mại với các thị trường lớn; trong đó có Hàn Quốc, Liên minh Á - Âu, cùng với việc giữ ổn định thị trường truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

Ông Hồ Phước Dư - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước (Mang Thít - Vĩnh Long) cho biết, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long và huyện Mang Thít, xã đã vận động bà con nông dân trồng được 18ha bưởi da xanh sau khi cải tạo vườn tạp kém hiệu quả.
Sau thời gian nỗ lực xây dựng, Tổ hợp tác (THT) xoài xã Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) bước đầu thành công với mô hình sản xuất xoài theo hướng VietGAP. Đây được xem là hướng đi đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm sạch, đồng thời hướng đến sự phát triển thông qua liên kết tiêu thụ...

Các nhà vườn cần liên kết với doanh nghiệp bán hàng, không nên bán sản phẩm cho các thương lái không rõ ràng.

Huyện Phong Điền là một trong những địa phương có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của TP Cần Thơ. Trước tình hình nắng nóng kéo dài, nhiều nhà vườn tích cực bảo vệ tốt vườn cây ăn trái, tránh cây bị khô chết, đảm bảo năng suất và sản lượng.