Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…
Tuy có một số hộ liền sau đó tự ý bán bò, nhưng nhìn chung đàn bò 04 trong tỉnh phát triển khá tốt. Đến nay ngân hàng đã thu hồi trên 96% tổng số tiền cho vay. Qua nhiều năm nuôi, nhiều hộ đồng bào sau khi bán bò thanh toán tiền vay, vẫn còn từ 5 - 6 con để phát triển chăn nuôi. Điển hình, hộ ông Thường Ngọc Tuồng ở xã Phú Lạc (Tuy Phong); ông Hoàng Văn Rế, ông Mang Đào ở xã Phan Điền (Bắc Bình); ông Gia Phé, ông Gia Tây và bà Thị Ba ở thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh); hộ K’Đức, K’Thị Yêm ở xã Mê Pu (Đức Linh)… Hơn 10 năm thực hiện “chương trình bò 04”, mặt được thì đã rõ: Chăn nuôi bò đàn đã phát triển mạnh ở các địa phương, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi bò trong dân được phổ biến, nhân rộng… nên tỷ lệ bò gầy, bò chết do bệnh tật giảm đáng kể; song điều các địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội còn lo lắng là hiện còn 865 triệu đồng nợ đọng (chiếm 4% tổng số nợ vay mua bò). Số nợ đọng này rơi vào trường hợp tự ý bán bò lấy tiền làm việc khác mà không trả nợ ngân hàng. Tập trung vào các hộ dân ở xã Hàm Cần, Tân Thuận, Tân Lập (Hàm Thuận Nam); thôn 7, xã Đức Tín và thôn 4, xã Trà Tân (Đức Linh)…
Chương trình vay vốn phát triển đàn bò 04 đã khép lại, nhưng đàn bò 04 ở các địa phương vẫn tiếp tục sinh sôi, nảy nở. Ông Mang Đào, người chăn nuôi bò giỏi ở xã Phan Điền (Bắc Bình) tâm sự cởi mở: “Con bò mẹ gia đình tôi nuôi ban đầu giờ đã chết, nhưng nó đã sinh hơn 6 con bò cái khác”.
Có thể bạn quan tâm
Khác với mọi năm đến thời điểm này, giá chanh đào xuống liên tục. So với đầu vụ, giá giảm gần một nửa. Nhiều hộ dân lo lắng cho tương lai của cây chanh đào. Liệu đây có phải là cây xóa đói - giảm nghèo nữa không?

Mới đây, 9 hộ dân trồng xoài 3 màu ở cù lao Giêng (xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới, An Giang) đã được công nhận VietGAP.

Từ đầu tháng 10 đến nay, giá nho đỏ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang giảm mạnh. Thu nhập bị giảm sút, nhiều hộ nông dân trồng nho đang loay hoay “tính kế” phá nho đỏ để trồng các loại cây ngắn ngày... đơn cử tại xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn).
Ngày 16.10, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị công bố kết quả bình tuyển và trao giấy chứng nhận cho các hộ có cây nhãn đầu dòng. Nhãn đầu dòng được bình tuyển gồm 3 loại: Nhãn chín sớm, nhãn chín chính vụ và nhãn chín muộn.

Vốn đổ vào đầu tư phát triển, vượt thu ngân sách… cho thấy mục tiêu tăng trưởng 11,5% của năm 2015 rất khả thi, nhưng Quảng Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước ngưỡng cửa hoạch định kế hoạch năm 2016.