Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04

Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04
Ngày đăng: 11/11/2013

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

Tuy có một số hộ liền sau đó tự ý bán bò, nhưng nhìn chung đàn bò 04 trong tỉnh phát triển khá tốt. Đến nay ngân hàng đã thu hồi trên 96% tổng số tiền cho vay. Qua nhiều năm nuôi, nhiều hộ đồng bào sau khi bán bò thanh toán tiền vay, vẫn còn từ 5 - 6 con để phát triển chăn nuôi. Điển hình, hộ ông Thường Ngọc Tuồng ở xã Phú Lạc (Tuy Phong); ông Hoàng Văn Rế, ông Mang Đào ở xã Phan Điền (Bắc Bình); ông Gia Phé, ông Gia Tây và bà Thị Ba ở thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh); hộ K’Đức, K’Thị Yêm ở xã Mê Pu (Đức Linh)… Hơn 10 năm thực hiện “chương trình bò 04”, mặt được thì đã rõ: Chăn nuôi bò đàn đã phát triển mạnh ở các địa phương, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi bò trong dân được phổ biến, nhân rộng… nên tỷ lệ bò gầy, bò chết do bệnh tật giảm đáng kể; song điều các địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội còn lo lắng là hiện còn 865 triệu đồng nợ đọng (chiếm 4% tổng số nợ vay mua bò). Số nợ đọng này rơi vào trường hợp tự ý bán bò lấy tiền làm việc khác mà không trả nợ ngân hàng. Tập trung vào các hộ dân ở xã Hàm Cần, Tân Thuận, Tân Lập (Hàm Thuận Nam); thôn 7, xã Đức Tín và thôn 4, xã Trà Tân (Đức Linh)…

Chương trình vay vốn phát triển đàn bò 04 đã khép lại, nhưng đàn bò 04 ở các địa phương vẫn tiếp tục sinh sôi, nảy nở. Ông Mang Đào, người chăn nuôi bò giỏi ở xã Phan Điền (Bắc Bình) tâm sự cởi mở: “Con bò mẹ gia đình tôi nuôi ban đầu giờ đã chết, nhưng nó đã sinh hơn 6 con bò cái khác”.


Có thể bạn quan tâm

Vịt chạy đồng tăng đột biến khi thu hoạch lúa hè thu Vịt chạy đồng tăng đột biến khi thu hoạch lúa hè thu

Hiện nay trên địa bàn các xã Mỹ Thọ, Tân Hội Trung và Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khi thu hoạch vụ lúa hè thu năm 2015, đã xuất hiện nhiều đàn vịt chạy đồng, làm số lượng đàn vịt ở đây tăng lên đột biến, trong đó có không ít đàn vịt đến từ địa phương khác.

11/05/2015
Phất lên nhờ nuôi dế Phất lên nhờ nuôi dế

Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch.

11/05/2015
Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi

Theo lời giới thiệu của Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, chúng tôi đến gia đình anh Triệu Văn Hoan ở xóm Cốc Lùng, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa - nơi đang triển khai mô hình nuôi gà đồi cho hiệu quả cao.

11/05/2015
Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường với đệm lót sinh học Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường với đệm lót sinh học

Ngày 7-5, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt, thông qua dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học gắn với xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”. Dự án do Phó Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Nguyễn Hoàng Chiến làm chủ nhiệm.

11/05/2015
Nuôi ong mật Ý Nuôi ong mật Ý

Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.

11/05/2015