Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò

Hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò
Ngày đăng: 17/11/2015

Câu chuyện thoát nghèo bền vững

Trước đây, gia đình anh Phùng Quang Tuấn (thôn Nhơn Hòa 1, xã Long Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) không có đất canh tác, chỉ trông vào nghề dựng rạp đám cưới của 2 vợ chồng để tần tảo nuôi cô con gái bé bỏng bị bệnh tim

Nghề dựng rạp việc lúc có lúc không nên những ngày rảnh rỗi, anh Tuấn và vợ phải đi đến các vùng khác cách nhà hàng chục cây số để bán hàng rong, thêm tiền thuốc thang cho con gái

Mỗi tháng, vợ chồng anh chị đi bán khoảng 4 – 5 ngày nhưng may mắn lắm thì cũng chỉ thu được khoảng 100.000 đồng/ngày

Bé Trân con gái anh Tuấn qua một đợt điều trị tốn hơn 35 triệu đồng nhưng vẫn còn di chứng, phải gửi hàng xóm trông nom khi bố mẹ đi làm.

Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Tuấn, chương trình Lục Lạc Vàng đã thăm hỏi và tặng cho anh chị một cặp bò giống

Một thời gian sau, khi chương trình Lục Lạc Vàng trở lại thăm thì gia đình anh Tuấn đã vừa bán được một cặp bê với giá 16 triệu đồng để lo cho con ăn học

Đàn bò còn lại trong chuồng của anh giờ là 5 con, trong đó có 2 bò mẹ đang mang bầu hơn 3 tháng

Số tiền bán cặp bê, anh chị dành ra một phần để đầu tư chuồng trại và mua thêm thức ăn cho bò.

Anh Phùng Quang Tuấn chỉ là một trong rất nhiều hộ gia đình được Lục Lạc Vàng tặng bò để từng bước thoát nghèo bền vững

Gần đây nhất, Lục Lạc Vàng đã đến thăm lại gia đình anh Trịnh Trọng Tâm ở thôn Nhơn Hoà, xã Long Giang

Cặp bò mà gia đình anh Tâm được chương trình gửi tặng đến nay đã được phối giống lần thứ 2

Các con anh, đặc biệt là người con thứ ba bị bệnh down (thiểu năng trí tuệ), đều được đến trường

Nợ nần của gia đình đã được xoá bỏ nhờ bán đi 1 con bê

Con bê còn lại anh dự tính nuôi lớn để đầu tư lâu dài.

Được Lục Lạc Vàng ghé thăm lại, anh Tâm không ngớt lời cảm ơn chương trình Lục Lạc Vàng đã giúp đỡ gia đình đúng lúc, cứu được kinh tế gia đình, nếu không có chương trình đến trao tặng bò, không biết hoàn cảnh gia đình anh sẽ đi đâu về đâu.

Hàng nghìn hộ dân trên khắp cả nước hưởng lợi từ chương trình

Lục Lạc Vàng là chương trình truyền hình thực tế mang ý nghĩa nhân văn trào tặng bò cho bà con nông dân nghèo ở nhiều miền quê do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh kết hợp cùng kênh truyền hình Let’s Viet khởi xướng và thực hiện.

Qua 4 năm thực hiện, sức hút và uy tín của chương trình Lục Lạc Vàng ngày càng được lan toả

Chương trình cũng nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình của các tỉnh, huyện, xã trên toàn quốc

Tính đến tháng 8/2015, chương trình Lục Lạc Vàng đã tiếp cận được với 1,929 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trao tặng được 3,129 con bò trải đều trên 284 xã huyện trên toàn quốc.

Chia sẻ về chương trình, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: “Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng như nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh có được thành công như ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ của người dân trên cả nước

Nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh nói riêng và Tập đoàn Number 1 nói chung, luôn mong muốn thể hiện lòng tri ân đối với đất nước, con người Việt bằng những hành động thiết thực trên tinh thần tương thân tương ái, góp phần an sinh xã hội, thông qua hình thức hỗ trợ những gia đình đặc biệt khó khăn bằng “chiếc cần câu” là những cặp bò để nhờ đó cuộc sống của họ được cải thiện không chỉ trong tức thời mà là sự cải thiện bền vững lâu dài”


Có thể bạn quan tâm

Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp) Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp)

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

09/05/2013
Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

09/05/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

09/05/2013
Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.

10/05/2013
Trồng Xen Cây Bơ Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Xen Cây Bơ Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.

10/05/2013