Hàng Nghìn Ha Điều Thất Thu Do Bão Ở Bình Thuận

Cơn bão số 1 diễn ra vào những ngày đầu năm 2013 đã làm hàng nghìn ha điều đang giai đoạn nở hoa, ra hạt ở huyện Đức Linh (Bình Thuận) bị thiệt hại nặng. Anh Trần Minh Cường ở xã Trà Tân cho biết, trước khi bão đến, hơn 2 ha điều của gia đình anh ra hoa đều, bông to báo hiệu một năm được mùa. Thế nhưng sau gần 1 tuần bị ảnh hưởng cơn bão, giờ đây phần lớn diện tích điều nhà anh đã bị đen bông, không còn khả năng đậu trái. Những bông đã cho hạt, thì cuống bị thâm và rụng rất nhiều. Không chỉ điều của anh Cường mà tất cả diện tích điều trên địa bàn huyện Đức Linh đều bị tình trạng tương tự. Đi đâu cũng nghe người trồng điều than mất mùa. Một nông dân ở xã Mê Pu buồn bã nói: “Chưa năm nào bão đến sớm như năm nay. Thường mọi năm, lúc điều đang thu hoạch mới có những trận mưa trái mùa. Tuy có ảnh hưởng đến năng suất nhưng người trồng điều vẫn có thu. Còn năm nay, bão lại đến ngay lúc điều ra hoa rộ, mà giống điều, hễ gặp mưa là hư bông, nên bà con năm nay sẽ không có điều mà hái”.
Nhiều người nghĩ năm nay điều được mùa nên đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, phân thuốc gần chục triệu đồng mỗi ha. Thế nhưng cơn bão sớm đã làm họ trắng tay. Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Vĩnh ở xã Trà Tân có khoảng 5 ha điều. Cũng như mọi năm, anh đầu tư chăm sóc vườn điều của mình rất kỹ với tổng chi phí đầu tư cho vụ này hơn 40 triệu đồng. Anh Vĩnh cho biết, trong những ngày bão, lúc trời không mưa là anh tranh thủ xịt thuốc, nhưng cơn bão kéo dài, trời không có nắng nên những cố gắng của anh cũng không khắc phục được tình trạng điều bị khô đen bông.
Nếu như năm 2011, người trồng điều ở huyện Đức Linh phấn khởi vì điều được mùa, trúng giá, thì 2 năm trở lại đây, thời tiết diễn biến bất thường làm cho cây trồng này liên tục bị thất thu. Điều này cũng dễ hiểu, tại sao diện tích cây điều ở Đức Linh giảm mạnh trong những năm trở lại đây. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ còn khoảng hơn 7.300 ha điều (giảm gần 2.000 ha so với năm 2009). Theo dự báo của Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích cây điều sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo do người dân đang có xu hướng chặt bỏ điều để trồng các cây công nghiệp khác.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Ngày 5.11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thủy sản năm 2014 sẽ đạt hơn 7 tỉ USD, cao hơn so với kế hoạch dự kiến đầu năm.

Cụ thể, trứng gà, trứng vịt của Công ty Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, Liên hiệp HTX TP.HCM giảm 1.000 đồng/hộp (10 trứng), lần lượt còn 24.000 và 32.000 đồng/hộp. Trứng gà Công ty Thanh Niên Xung Phong cũng giảm 1.000 đồng, còn 24.000 đồng/hộp.

Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.