Hàng Nghìn Ha Điều Thất Thu Do Bão Ở Bình Thuận

Cơn bão số 1 diễn ra vào những ngày đầu năm 2013 đã làm hàng nghìn ha điều đang giai đoạn nở hoa, ra hạt ở huyện Đức Linh (Bình Thuận) bị thiệt hại nặng. Anh Trần Minh Cường ở xã Trà Tân cho biết, trước khi bão đến, hơn 2 ha điều của gia đình anh ra hoa đều, bông to báo hiệu một năm được mùa. Thế nhưng sau gần 1 tuần bị ảnh hưởng cơn bão, giờ đây phần lớn diện tích điều nhà anh đã bị đen bông, không còn khả năng đậu trái. Những bông đã cho hạt, thì cuống bị thâm và rụng rất nhiều. Không chỉ điều của anh Cường mà tất cả diện tích điều trên địa bàn huyện Đức Linh đều bị tình trạng tương tự. Đi đâu cũng nghe người trồng điều than mất mùa. Một nông dân ở xã Mê Pu buồn bã nói: “Chưa năm nào bão đến sớm như năm nay. Thường mọi năm, lúc điều đang thu hoạch mới có những trận mưa trái mùa. Tuy có ảnh hưởng đến năng suất nhưng người trồng điều vẫn có thu. Còn năm nay, bão lại đến ngay lúc điều ra hoa rộ, mà giống điều, hễ gặp mưa là hư bông, nên bà con năm nay sẽ không có điều mà hái”.
Nhiều người nghĩ năm nay điều được mùa nên đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, phân thuốc gần chục triệu đồng mỗi ha. Thế nhưng cơn bão sớm đã làm họ trắng tay. Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Vĩnh ở xã Trà Tân có khoảng 5 ha điều. Cũng như mọi năm, anh đầu tư chăm sóc vườn điều của mình rất kỹ với tổng chi phí đầu tư cho vụ này hơn 40 triệu đồng. Anh Vĩnh cho biết, trong những ngày bão, lúc trời không mưa là anh tranh thủ xịt thuốc, nhưng cơn bão kéo dài, trời không có nắng nên những cố gắng của anh cũng không khắc phục được tình trạng điều bị khô đen bông.
Nếu như năm 2011, người trồng điều ở huyện Đức Linh phấn khởi vì điều được mùa, trúng giá, thì 2 năm trở lại đây, thời tiết diễn biến bất thường làm cho cây trồng này liên tục bị thất thu. Điều này cũng dễ hiểu, tại sao diện tích cây điều ở Đức Linh giảm mạnh trong những năm trở lại đây. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ còn khoảng hơn 7.300 ha điều (giảm gần 2.000 ha so với năm 2009). Theo dự báo của Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích cây điều sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo do người dân đang có xu hướng chặt bỏ điều để trồng các cây công nghiệp khác.
Có thể bạn quan tâm

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.