Hàng ngàn hecta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang

Sản lượng tôm nuôi giảm mạnh do gặp bất lợi về thời tiết, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm. Vụ nuôi vừa qua có trên 5.500 ha của 8.500 hộ bị thiệt hại với hơn 1 tỷ con tôm giống, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải.
Hàng ngàn ao nuôi tôm bị bỏ hoang ở Trà Vinh.
Tôm nuôi bị chết chủ yếu trong giai đoạn 20 - 45 ngày tuổi nên gây thiệt hại nặng người nuôi. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, khiến giá tôm nguyên liệu đứng ở mức thấp. Nếu so cùng kỳ năm ngoái, giá tôm giảm từ 20.000 - 40.000 đồng/kg, tuỳ loại.
Theo tính toán của các hộ nuôi, nếu thành công, với mức chi phí và giá cả như hiện nay, người nuôi có thể thu lãi từ 10 - 15% nhưng vốn đầu tư và rủi ro lại quá lớn. Theo đó mặc dù đến nay đã qua đợt nuôi chính vụ nhưng hiện vẫn còn hàng ngàn ao nuôi tiếp tục bỏ hoang, không giám thả giống.
Ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang – vùng trọng điểm tôm nuôi Trà Vinh nói: “Thời tiết năm 2015 rất khó lường, ở đầu vụ nhiệt độ quá thấp nhưng đến khi chuẩn bị thả nuôi thời lại nóng, mà nắng nóng kéo dài. Từ thời tiết như vậy nó ảnh hưởng tới môi trường, rồi dịch bệnh phát triển dẫn đến tôm bị chết hàng loạt”
Có thể bạn quan tâm

Theo anh thì gà sao có sức đề kháng dịch bệnh rất cao nên ít bị hao hụt, ngoài ra rất háo ăn, mau lớn, gà con sau 20 ngày tuổi có thể chuyển từ thức ăn tấm cám sang thức ăn công nghiệp hoặc lúa, bắp. Riêng phần chuồng trại cũng đơn giản không cần kiên cố, chủ yếu làm bằng cây lá để gà có chỗ trú mưa, tránh nắng.

Trong đó, gà lông gần 770 nghìn con, còn lại là gà chế biến. Thị trường tiêu thụ gà tương đối thuận lợi, giá từ 65 - 75 nghìn đồng/kg gà lông; 120 - 145 nghìn đồng/kg gà chế biến, người dân lãi từ 15 - 17 triệu đồng/1.000 con.

Về thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, anh Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi hơn 500 con heo tươi cười cho biết năm nay là năm thắng lợi nhất từ trước tới nay đối với gia đình anh. Giá cả ổn định ở mức 43.000 đến 44.000 đồng/kg, có lúc lên tới 49.000 đến 50.000 đồng/kg nên gia đình anh có lãi khá cao. “Với hơn 500 con heo năm nay gia đình tôi để ra khoảng vài trăm triệu” – anh Lâm nói.

Trò chuyện với kỹ sư nông nghiệp trẻ Ngô Thị Hạnh, cán bộ khuyến nông xã Song Mai về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị cho biết: "Mấy ngày trước Tết, gia đình tôi thu hoạch 2 ha khoai tây Atlantic, sản lượng đạt 28 tấn, với giá 6 nghìn đồng/kg, thu được 168 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng. Doanh nghiệp đến thu mua tại ruộng. Sắp tới, gia đình tôi sẽ thu hoạch nốt 3 ha khoai tây còn lại, ước thu về hơn 250 triệu đồng".

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.