Hàng ngàn hecta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang

Sản lượng tôm nuôi giảm mạnh do gặp bất lợi về thời tiết, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm. Vụ nuôi vừa qua có trên 5.500 ha của 8.500 hộ bị thiệt hại với hơn 1 tỷ con tôm giống, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải.
Hàng ngàn ao nuôi tôm bị bỏ hoang ở Trà Vinh.
Tôm nuôi bị chết chủ yếu trong giai đoạn 20 - 45 ngày tuổi nên gây thiệt hại nặng người nuôi. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, khiến giá tôm nguyên liệu đứng ở mức thấp. Nếu so cùng kỳ năm ngoái, giá tôm giảm từ 20.000 - 40.000 đồng/kg, tuỳ loại.
Theo tính toán của các hộ nuôi, nếu thành công, với mức chi phí và giá cả như hiện nay, người nuôi có thể thu lãi từ 10 - 15% nhưng vốn đầu tư và rủi ro lại quá lớn. Theo đó mặc dù đến nay đã qua đợt nuôi chính vụ nhưng hiện vẫn còn hàng ngàn ao nuôi tiếp tục bỏ hoang, không giám thả giống.
Ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang – vùng trọng điểm tôm nuôi Trà Vinh nói: “Thời tiết năm 2015 rất khó lường, ở đầu vụ nhiệt độ quá thấp nhưng đến khi chuẩn bị thả nuôi thời lại nóng, mà nắng nóng kéo dài. Từ thời tiết như vậy nó ảnh hưởng tới môi trường, rồi dịch bệnh phát triển dẫn đến tôm bị chết hàng loạt”
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.

Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.

Tuy nhiên sản lượng khai thác hàng năm tăng không đáng kể, thu nhập còn bấp bênh bởi sự đầu tư về trang thiết bị còn hạn chế, ngư dân chưa đủ điều kiện lắp đặt các loại máy móc hiện đại.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hơn 10 ngày qua đi đâu trong xã Kế Thành (Kế Sách – Sóc Trăng) cũng nghe nhà vườn bàn tán vui nhộn khi bưởi trúng mùa, lại trúng giá.