Hàng Ngàn Hécta Mía Bị Bệnh Trắng Lá

Hiện chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này, do đó, khi mía nhiễm bệnh trên diện rộng sẽ bị tiêu hủy để tránh lây lan
Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.
Theo đại diện thị xã Ninh Hòa, bệnh trắng lá xuất hiện tại Ninh Hòa từ vụ mía năm ngoái, nhưng năm nay mức độ lây lan nhanh hơn. Hiện chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này, do đó, khi mía nhiễm bệnh trên diện rộng sẽ bị tiêu hủy để tránh lây lan.
Thông thường, khi vườn mía có diện tích bị bệnh trắng lá trên 20% thì phải phá bỏ toàn bộ diện tích. Tuy nhiên, do tiếc mía nên nhiều hộ dân không tuân thủ, khiến diện tích nhiễm bệnh lây lan nhanh sang các vùng xung quanh.
Có thể bạn quan tâm

Với đặc thù thời tiết của miền Đông Nam bộ, nông dân trồng bắp chỉ có thể xuống giống từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Nhưng nhờ chủ động được nguồn nước, chị Thị Hâm ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã thành công trong việc trồng bắp nếp trái vụ.

Hiện nhiều diện tích trồng tiêu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) bị nhiễm các loại sâu bệnh gây hại. Chủ vườn và ngành chức năng đang tập trung điều trị, không để bệnh phát tán rộng, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cây tiêu.

Mới bước vào đầu vụ thu hoạch củ khoai môn (loại môn sen, môn sọ) mà nhiều nông dân trồng khoai môn đã cầm chắc lỗ vì giá khoai chỉ bằng khoảng 50% mùa vụ trước.

Sau thời gian chăm sóc, hiện bà con nông dân các xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bắt đầu thu hoạch vụ đậu xanh trên đất ruộng.

Diện tích atisô niên vụ 2014 – 2015 trên địa bàn huyện là 67/75 ha, đạt 89% kế hoạch. Diện tích atisô niên vụ 2014 – 2015 trên địa bàn huyện là 67/75 ha, đạt 89% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay, Sa Pa thu hoạch 1.540 tấn lá atisô tươi, lũy kế từ đầu niên vụ 2014 - 2015 thu hoạch 3.440 tấn lá tươi.