Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.
Theo ông Trịnh Văn Mịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình An, huyện Kiên Lương, toàn huyện hiện có hơn 500 ha quy hoạch nuôi sò lông, trong đó xã Bình An trên 300 ha. Trước đây, sò lông được nhiều hộ ngư dân chọn nuôi do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với nhiều loài thủy sản khác. Sản phẩm sò lông được thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh, giá bán khá cao, năm 2012, bình quân trên dưới 10.000 đồng/kg nên phần lớn người nuôi sò lãi từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng mỗi hộ. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đến nay, sản phẩm sò lông không tìm được đầu ra mà theo nhiều người nuôi sò ở Kiên Lương do thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc không "ăn sò", thương lái không mua để chế biến xuất khẩu như trước.
Anh Tấn Dũng, một hộ nuôi sò lông ở ấp Hòn Chông, xã Bình An, cho biết: "Hưởng ứng chủ trương của huyện nuôi sò lông xuất khẩu, tháng 4-2012, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư khoảng 7 tỉ đồng thuê 200 ha mặt nước biển và mua con giống thả nuôi. Hiện nay, con sò lông đến giai đoạn thu hoạch, năng suất trên dưới 30 tấn/ha, nhưng giá thị trường sụt giảm gần 50%, chỉ còn 6.000 - 6.500 đồng/kg và điều gay go nhất là không có thương lái mua". Anh Dũng cho biết thêm, nếu "thuận buồm xuôi gió", không gặp trở ngại trong khâu tiêu thụ, giá cả vẫn giữ ở mức 10.000 đồng/kg như trước vụ thả giống thì vụ sò này anh thu về khoảng 60 tỉ đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư lợi nhuận hơn 60%. Vụ sò năm nay coi như thua lỗ nặng, những hộ dân nuôi sò ở đây chỉ hy vọng thu hồi được vốn đầu tư sản xuất.
Nóng ruột trước nguy cơ vốn liếng, công sức đầu tư nuôi sò lông "trôi sông, trôi biển", nhiều hộ nuôi khai thác thu hoạch sò đem bán ở các chợ, nhưng lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 2 - 3 tấn/ngày. Trong khi đó, với sản lượng sò hàng chục ngàn tấn tồn đọng như hiện nay thì việc đưa sò ra bán ở chợ là rất chậm, chẳng thấm vào đâu, chỉ giải quyết tình thế khó khăn trước mắt và khó có thể thu hồi vốn.
Có thể bạn quan tâm

Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.

Chư Prông (Gia Lai) là một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai. Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện hiện có khoảng 13.500 ha cà phê, trong đó, 95% diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ cà phê năm nay, ước tính năng suất cà phê trung bình của huyện đạt khoảng 36 tạ nhân/ha. So với mọi năm, con số này không có nhiều biến động.

Mặc dù cơn bão số 2 không đổ bộ trực tiếp vào Hà Nội, nhưng những trận mưa trong mấy ngày qua đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều diện tích rau, hoa màu ở ngoại thành. Ngay sau khi bão tan, bà con nông dân đã tích cực ra đồng tháo nước, chăm sóc, bón phân cho cây trồng.

Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.

Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.