Hàng Chục Hộ Dân Nuôi Ếch Cầu Cứu

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.
Là một trong những hộ nuôi ếch bị thiệt hại nhiều nhất của xã, ông Lê Văn Kinh (SN 1965, ngụ ấp Mỹ Thạnh B, xã Mỹ An) cho biết: “Tôi nuôi 30.000 con ếch giống được khoảng 45 ngày, chuẩn bị bán cho thương lái. Tuy nhiên, ngày 15/6/2013 khi cho ếch ăn thì ếch nhảy rộ đàn, số lượng chết khoảng 30%, ước tính thiệt hại hơn 30 triệu đồng. Tôi nuôi ếch được 7 năm đều mua thức ăn của Công ty Lái Thiêu, không ngờ lần này ếch chết như vậy. Tôi chỉ mong phía Công ty thức ăn hỗ trợ tiền thất thoát để tái lại đàn ếch mới”.
Ông Kinh kể lại, ông cho đàn ếch ăn lô hàng mã CV05, ghi ngày sản xuất ngày 14/6/2013, tại Công ty TNHH TĂGS Lái Thiêu. Địa chỉ số 48B, Quốc lộ 13, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, sau đó ếch nhảy rộ đàn, khoảng 3 ngày sau thì chết hàng loạt. Một số hộ dân trong xóm cho ếch ăn cũng bị chết.
Anh Nguyễn Thái Phương (SN 1975, ngụ ấp Mỹ Thị B, xã Mỹ An) bức xúc nói: “Tôi nuôi 30.000 con, thiệt hại khoảng 30%, tranh thủ bán tháo, nên bị thương lái ép giá lỗ khoảng 20 triệu đồng. Tôi chỉ mong Công ty thức ăn sớm hỗ trợ phần thiệt hại để chuẩn bị nuôi vụ mới”.
Khi xảy ra vụ ếch chết, nhiều hộ dân khác cũng tranh thủ bán số ếch còn sống, vì sợ ếch sẽ chết hoàn toàn, dẫn đến lỗ đến hàng chục triệu đồng.
Ngày 10/7/2013, Chi Cục thủy sản tỉnh thông báo kết quả phân tích một số chỉ tiêu thức ăn thủy sản. Sau đó, UBND xã Mỹ An họp dân báo cáo kết quả nhưng nhiều hộ dân khi nghe thông báo trong thức ăn không có chứa chất ảnh hưởng liên quan đến vụ ếch chết thì ngỡ ngàng, các hộ dân không đồng tình với kết quả thử nghiệm và yêu cầu các ngành chức năng tỉnh, huyện và Công ty thức ăn trực tiếp gặp các hộ dân để giải trình rõ hơn về kết quả thử nghiệm.
Nhiều hộ dân cho biết, lúc xảy ra ếch chết hàng loạt, phía Công ty thức ăn có hứa hỗ trợ phần thiệt hại nhưng đến nay “bặt vô âm tín”. Nhiều hộ dân kiến nghị, ngành chức năng, chính quyền các cấp sớm có biện pháp hỗ trợ để có kinh phí tái đàn ếch mới, vì nhiều hộ dân chỉ sống dựa vào nghề nuôi ếch.
Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.
UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3 tỷ đồng, trong đó hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, số còn lại từ nguồn xã hội hóa và nguồn đối ứng của người dân.

Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…

Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.