Hàn Quốc thành công trong nuôi cá hồi quanh năm

Theo Bộ trưởng Nghề cá và Đại dương, Donghae STF Co., một công ty nuôi trồng thủy sản tại địa phương, đã nuôi khoảng 10.000 con cá hồi bạc tại một bãi quây rào đặc biệt cách 5 km ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này kể từ cuối năm ngoái.
Hệ thống bãi quây đã được cấp bằng sáng chế này có thể được di chuyển lên và xuống trong nước nên cá có thể được nâng lên ở nhiệt độ nước lý tưởng là 15 độ C.
Các nước châu Á đã không thể nuôi cá hồi tại các trang trại cá do nhiệt độ nước tăng lên quá cao đối với nuôi cá hồi trong những tháng mùa hè", Bộ này cho biết.
Ngay cả Nhật Bản, nước đã nuôi cá hồi trong nhiều năm, sản xuất cá hồi chỉ có độ tuổi là 6 - 7 tháng và nặng khoảng 2kg. Cá hồi phù hợp cho thương mại phải đạt 14 - 24 tháng tuổi và cân nặng 4 - 5kg.
Lô hàng cá thí điểm ban đầu từ các trang trại có thể giúp đo phản ứng của thị trường sẽ diễn ra vào tháng sau với lượng tiêu thụ đầy đủ chính thức bắt đầu vào tháng 11 năm 2016.
Oh Woon-yul, người phụ trách về cơ sở hạ tầng nghề cá tại Bộ Nghề cá và Đại dương (MOF) cho biết, ngay khi việc sản xuất quy mô toàn diện bắt đầu, nước này sẽ có thể thay thế một số lượng cá nhập khẩu bằng cá được nuôi ở các trang trại nuôi cá địa phương.
Năm ngoái, Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 22.810 tấn cá hồi từ các nước như Na Uy và Hoa Kỳ. Nước này đánh bắt khoảng 437 tấn ở vùng biển ven bờ.
"Với sự thành công trong nuôi cá hồi, sẽ có tới 800 tấn cá chất lượng cao là tươi tươi hơn, hương vị tốt hơn và rẻ hơn 20 - 30% so với cá nhập khẩu có thể tiếp cận thị trường", quan chức này tuyên bố.
MOF cũng cho rằng, với nhu cầu toàn cầu đối với cá hồi hiện đang gia tăng, các trang trại nuôi cá địa phương sẽ có thể bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đặc biệt là ở Đông Bắc Á.
Thị trường toàn cầu đạt 4,24 triệu tấn kể từ năm 2013.
Trong tổng số cá hồi được tiêu thụ, có 3,12 triệu tấn đến từ các trang trại thủy sản tại các nước như Na Uy, Chile và Đan Mạch, phần còn lại được đánh bắt ngoài tự nhiên.
Ngoài Hàn Quốc, cho đến nay có sáu nước đã thành công trong nuôi cá hồi.
Chỉ riêng thị trường Nhật Bản tiêu thụ 600.000 tấn mỗi năm, một nửa trong đó được nhập khẩu từ nước ngoài. Tại Trung Quốc, thị trường đạt mức khoảng 300.000 tấn, nhưng đang phát triển nhanh chóng với toàn bộ cá hồi được nhập khẩu từ nước ngoài.
Cả hai thị trường này đêu có tiềm năng phát triển lớn, MOF cho biết. Bên cạnh cá hồi bạc, Donghae STF có kế hoạch bắt đầu nuôi cá hồi Đại Tây Dương vào năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, diễn biến thời tiết bất lợi, dịch bệnh hoành hành đã khiến người nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề.
Hiểu nỗi cơ cực của cái nghèo, tỉ phú nông dân Nguyễn Hữu Tá đã giúp đỡ hàng trăm hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo cũng chính từ nghề cá của mình nhờ cách thức “liên kết 4 nhà”.

Hàn Quốc đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên nuôi thành công cá hồi trong suốt cả năm, điều này không những có thể giúp đất nước này giảm nhập khẩu mà còn có thể xuất khẩu sang nước khác.

Được đánh giá là một trong những tỉnh miền núi có nhiều thế mạnh để phát triển thủy sản nhất là trên diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình, những năm qua, tỷ trọng về thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La tăng lên.

Thông thường vào những tháng cuối năm, giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra nguyên liệu tăng giá do vào cuối vụ nuôi và nhu cầu nguyên liệu chế biến phục vụ thị trường xuất khẩu dịp Noel, tết Dương lịch tăng.