Hàn Quốc Mở Cửa Cho Xoài Việt Nam

Đây là loại trái cây tươi thứ hai sau thanh long của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc.
Bộ NN&PTNT cho biết, sau một thời gian dài chuẩn bị, Hàn Quốc đã chính thức “mở cửa” cho nhập khẩu xoài Việt Nam. Cũng như khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Úc, New Zealand… Hàn Quốc đã yêu cầu Việt Nam xử lý dịch hại trái xoài bằng phương pháp hơi nước nóng, trước khi xuất khẩu.
Như vậy, sau thanh long, xoài là loại trái cây thứ hai được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc. Trong quá trình khảo sát vườn trồng xoài ở vùng ĐBSCL, các chuyên gia Hàn Quốc rất hài lòng về giải pháp bao trái mà nông dân Việt Nam áp dụng. Biện pháp này giúp hạn chế sâu bệnh gây hại trên trái và tránh vượt ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện các doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng đánh giá cao giống xoài cát chu Đồng Tháp hơn xoài cát Hòa Lộc. Bộ NN&PTNT cũng khuyến cáo các nhà vườn và doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý chọn giống xoài đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc, bởi hiện có rất nhiều loại xoài của các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) đang có mặt tại thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25/8/2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản chính thức có hiệu lực. Đây được xem là cú hích cho ngành thủy sản cả nước trong đó có Quảng Trị. Tuy nhiên, hiện nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh đang băn khoăn lo lắng mình không nằm trong danh sách được ưu tiên vay vốn đóng tàu vì chỉ tiêu phân bổ quá ít.

Đến nay, đã có 15 Khu bảo vệ thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với tổng diện tích mặt nước được bảo vệ trên 430 ha. Theo đó, trong các khu bảo vệ thủy sản, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các công trình sản xuất kinh tế… làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh của vùng đầm phá.

Chỉ thị nêu rõ, nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá rừng phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm.

Trung bình mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô có từ 30 – 40 lao động, có hôm cá nhiều lượng lao động tăng lên hơn 50 lao động/cơ sở chế biến. Trung bình mỗi lao động một ngày có thu nhập từ 150.000 - 170.000 đồng, nhiều hôm tăng ca mỗi người có thể thu nhập hơn 200.000 đồng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.