Hạn Mức Khai Thác Cá Ngừ Của Tỉnh Khánh Hòa Khoảng 16.700 Tấn

Theo Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, sản lượng cho phép khai thác cá ngừ đến năm 2016 của 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định sẽ đạt 69.000 tấn, trong đó cá ngừ vây vàng mắt to đạt 19.000 tấn, cá ngừ vằn 50.000 tấn.
Đến năm 2020, sản lượng cho phép khai thác khoảng 91.000 tấn, trong đó có 21.000 tấn cá ngừ vây vàng, mắt to. Riêng sản lượng cho phép khai thác cá ngừ đến năm 2016 của Khánh Hòa khoảng 16.700 tấn, trong đó có 3.200 tấn cá ngừ vây vàng mắt to và 13.500 tấn cá ngừ vằn; đến năm 2020 là 20.000 tấn, trong đó có 3.500 tấn cá ngừ vây vàng, mắt to.
Để thực hiện đề án này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân bổ chỉ tiêu đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác và dịch vụ hậu cần cá ngừ cho 3 địa phương. Trong đó, đến năm 2016, Khánh Hòa được phân bổ chỉ tiêu đóng mới 100 tàu khai thác và 15 tàu dịch vụ; nâng cấp và cải hoán 200 tàu khai thác và 20 tàu dịch vụ. Đến năm 2020, số tàu đóng mới gồm 300 tàu khai thác và 20 tàu dịch vụ; số tàu cải hoán, nâng cấp là 360 tàu khai thác và 30 tàu dịch vụ.
Nguồn bài viết: http://www.baokhanhhoa.com.vn/kinh-te/201411/den-nam-2016-han-muc-khai-thac-ca-ngu-cua-tinh-khanh-hoa-khoang-16700-tan-2350857/
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...