Hạn Hán Gây Thiệt Hại Nặng Cho Thủy Sản Ở Cà Mau

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu như cùng thời điểm này năm trước Cà Mau có gần 5.000 ha đất nuôi tôm trái vụ, thì hiện nay toàn bộ diện tích tôm nuôi trái vụ khoảng 4.000 ha đã bị chết.
Hiện nay hầu hết các ao đầm nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau điều đã phơi đáy. Nếu như nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến bị mất trắng thì nuôi tôm công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại từ đầu năm đến nay ước tính lên tới trên 5 tỷ đồng.
Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến người sản xuất. Mùa khô, nước thuỷ triều hạ thấp hơn hàng năm từ 1 - 1,5m. Mùa mưa, nước thuỷ triều cũng dâng cao tương tự.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ, ít nhất đến cuối tháng 5/2013 mùa mưa mới bắt đầu. Như vậy người nông dân Cà Mau sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn vì sản xuất bị đình trệ do hạn hán.
Có thể bạn quan tâm

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái của Cà Mau đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Tuy đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng trên thực tế mô hình này vẫn chưa thật sự mang lại lợi ích cho người dân như mục tiêu ban đầu đặt ra.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.

Ưu đãi thấp, rủi ro dịch bệnh, đầu ra không ổn định… là những yếu tổ cản trở đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam

Huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vừa phát hiện 2 ổ dịch bệnh lở mồm long móng với hơn 20 con bò bị nhiễm bệnh. Hiện các ổ dịch đã được khoanh vùng, không để bệnh lây lan trên diện rộng.

Giống bò Barahman đỏ có trọng lượng gần 1 tấn/con trưởng thành, giá trị kinh tế cao hơn bò vàng song thời gian sinh trưởng lại như nhau.