Hạn Hán Gây Thiệt Hại Nặng Cho Thủy Sản Ở Cà Mau

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu như cùng thời điểm này năm trước Cà Mau có gần 5.000 ha đất nuôi tôm trái vụ, thì hiện nay toàn bộ diện tích tôm nuôi trái vụ khoảng 4.000 ha đã bị chết.
Hiện nay hầu hết các ao đầm nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau điều đã phơi đáy. Nếu như nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến bị mất trắng thì nuôi tôm công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại từ đầu năm đến nay ước tính lên tới trên 5 tỷ đồng.
Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến người sản xuất. Mùa khô, nước thuỷ triều hạ thấp hơn hàng năm từ 1 - 1,5m. Mùa mưa, nước thuỷ triều cũng dâng cao tương tự.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ, ít nhất đến cuối tháng 5/2013 mùa mưa mới bắt đầu. Như vậy người nông dân Cà Mau sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn vì sản xuất bị đình trệ do hạn hán.
Có thể bạn quan tâm

Đông đảo chuyên gia kinh tế và đại diện doanh nghiệp đã tham gia buổi tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp - Nhìn từ kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2013” tổ chức chiều qua (30.7) tại Hà Nội.

Mới đây, tại TP Cần Thơ diễn ra hội thảo "Liên kết trong chuỗi cá tra-vấn đề tín dụng và hợp đồng" do Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết, theo Bộ Công thương trái thanh long đóng góp đến trên 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây hàng năm của cả nước. Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống của trái thanh long.

Khi mặt trời mới ló rạng ở đằng Đông, anh Hoàng Văn Thấu ở xóm Đồng Nghè 2, xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) đã thả đàn trâu vào rừng.

Trong khi giá lúa đang ở mức thấp khiến người trồng lúa không có lãi, thì các mặt hàng ngô (bắp), đậu tương (đậu nành) lại tiêu thụ khá tốt, giá cao vì nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mua để sản xuất thức ăn chăn nuôi.