Hạn Hán Gây Thiệt Hại Nặng Cho Thủy Sản Ở Cà Mau

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu như cùng thời điểm này năm trước Cà Mau có gần 5.000 ha đất nuôi tôm trái vụ, thì hiện nay toàn bộ diện tích tôm nuôi trái vụ khoảng 4.000 ha đã bị chết.
Hiện nay hầu hết các ao đầm nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau điều đã phơi đáy. Nếu như nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến bị mất trắng thì nuôi tôm công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại từ đầu năm đến nay ước tính lên tới trên 5 tỷ đồng.
Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến người sản xuất. Mùa khô, nước thuỷ triều hạ thấp hơn hàng năm từ 1 - 1,5m. Mùa mưa, nước thuỷ triều cũng dâng cao tương tự.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ, ít nhất đến cuối tháng 5/2013 mùa mưa mới bắt đầu. Như vậy người nông dân Cà Mau sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn vì sản xuất bị đình trệ do hạn hán.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng thuỷ sản nhiều năm qua ở huyện Năm Căn (Cà Mau) không đạt theo kế hoạch do nhiều yếu tố. Trong đó một phần do chất lượng con giống gây nên.

Năm 2012, ở Hà Nội, trong khi chăn nuôi lợn, gà gặp nhiều khó khăn thì chăn nuôi bò sữa lại trở thành "điểm sáng" bởi duy trì được sự tăng trưởng ổn định. Đây là hướng đi đang mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân ngoại thành.

Ngày 29-1, tại TP. Cần Thơ, Bureau Veritas Certification Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC cho vùng nuôi cá tra công nghiệp của Công ty cổ phần Gò Đàng (GODACO), có trụ sở tại Khu công nghiệp Mỹ Tho.

Sáng 7-6, Trung tâm Khuyến ngư nông lâm cùng Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề nuôi tôm cho 30 nông dân ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên (Hòa Vang - Đà Nẵng).

Toàn tỉnh có 47 xã với phần đông là nông dân sinh sống, trong đó có 46 xã thuộc địa bàn 6 huyện và 1 xã thuộc địa bàn Tp. Phan Rang –Tháp Chàm. Chỉ tính riêng về dân số, các xã nói trên đã chiếm đến trên 64% số dân toàn tỉnh.