Hạn Hán Gây Thiệt Hại Nặng Cho Thủy Sản Ở Cà Mau

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu như cùng thời điểm này năm trước Cà Mau có gần 5.000 ha đất nuôi tôm trái vụ, thì hiện nay toàn bộ diện tích tôm nuôi trái vụ khoảng 4.000 ha đã bị chết.
Hiện nay hầu hết các ao đầm nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau điều đã phơi đáy. Nếu như nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến bị mất trắng thì nuôi tôm công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại từ đầu năm đến nay ước tính lên tới trên 5 tỷ đồng.
Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến người sản xuất. Mùa khô, nước thuỷ triều hạ thấp hơn hàng năm từ 1 - 1,5m. Mùa mưa, nước thuỷ triều cũng dâng cao tương tự.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ, ít nhất đến cuối tháng 5/2013 mùa mưa mới bắt đầu. Như vậy người nông dân Cà Mau sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn vì sản xuất bị đình trệ do hạn hán.
Có thể bạn quan tâm

Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm

Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng

Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.

“Được cấy lúa” thì hầu như người nào cũng biết. “Được cấy lúa” là tên do nhiều người dân địa phương gọi anh nông dân Đỗ Văn Được

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi hơn 6 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng kiệu, khoai lang...mà gia đình bà Trương Thị Bích Chi có lãi hơn 1tỷ đồng/năm