Hạn chế ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa

Những cơn mưa trái mùa đã làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi tôm thay đổi đột ngột, nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi tôm làm pH giảm, nhiệt độ bị phân tầng. Từ đó làm tôm nuôi bị sốc môi trường, sức đề kháng bị yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và lây lan nhanh, dẫn đến rất dễ bùng phát dịch bệnh.
Để hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng các biện pháp quản lý pH, độ kiềm, kiểm soát tảo ổn định môi trường ao nuôi. Sau những cơn mưa cần tăng cường chạy quạt, xả bỏ lớp nước mặt. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 20 năm chuyển dịch cơ cấu SX, tỉnh Sóc Trăng đã quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ phù hợp với điều kiện sinh thái, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Dồn điền đổi thửa được coi là một “cuộc cách mạng” về ruộng đất, tạo nền móng quan trọng cho việc tổ chức lại SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi,...

Theo kế hoạch đăng ký, huyện Yên Định phấn đấu đầu năm 2016 có 21 xã đạt chuẩn và trở thành huyện đầu tiên ở xứ Thanh đạt huyện NTM.

Đến nay, các xã trên đều đã thực hiện xong 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân được nâng lên...

Phú Lộc (huyện Tam Bình) là xã thuần nông và nằm ngoài 22 xã điểm xây dựng NTM (giai đoạn năm 2010-2015) của tỉnh Vĩnh Long...