Hạn chế ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa

Những cơn mưa trái mùa đã làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi tôm thay đổi đột ngột, nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi tôm làm pH giảm, nhiệt độ bị phân tầng. Từ đó làm tôm nuôi bị sốc môi trường, sức đề kháng bị yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và lây lan nhanh, dẫn đến rất dễ bùng phát dịch bệnh.
Để hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng các biện pháp quản lý pH, độ kiềm, kiểm soát tảo ổn định môi trường ao nuôi. Sau những cơn mưa cần tăng cường chạy quạt, xả bỏ lớp nước mặt. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác thu mua lúa Thuận Thành sau khi thành lập và đi vào hoạt động đã thực sự là điểm tựa tin cậy cho nông dân...

Gọi là nghệ xà cừ vì khi cắt lát, ánh sáng chiếu vào, củ nghệ sẽ lấp lánh như xà cừ.

Anh Lê Văn Dũng ở thôn Đầu, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách (Hải Dương) trồng bí xanh trái vụ cho thu nhập cao

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai dự án gây dựng nguồn giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc.

Vừa qua, tại Vĩnh Long, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng Sở NN-PTNT Vĩnh Long tổ chức hội thảo Sơ kết chiến dịch phòng chống bệnh chổi rồng.