Hạn chế ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa

Những cơn mưa trái mùa đã làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi tôm thay đổi đột ngột, nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi tôm làm pH giảm, nhiệt độ bị phân tầng. Từ đó làm tôm nuôi bị sốc môi trường, sức đề kháng bị yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và lây lan nhanh, dẫn đến rất dễ bùng phát dịch bệnh.
Để hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng các biện pháp quản lý pH, độ kiềm, kiểm soát tảo ổn định môi trường ao nuôi. Sau những cơn mưa cần tăng cường chạy quạt, xả bỏ lớp nước mặt. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Không thể không lo lắng khi mà ngay trước thời điểm Tết gõ cửa, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Theo đó, dịch cúm A/H5N1 đã được phát hiện trên cả đàn gà và vịt nuôi tại một hộ chăn nuôi ở xã Khánh Hội, huyện U Minh làm 260 con gia cầm bị chết.

Một ngày cuối năm nắng hanh vàng, chúng tôi về thăm xã Mậu Lâm (Như Thanh, Thanh Hóa). Qua dốc núi Eo Gắm, cách bản làng 300 m, đã nghe tiếng gà gáy rộn vang cả một không gian, làm thức dậy ký ức quê xưa, nơi tuổi thơ vẫn được nghe tiếng gà gáy mỗi trưa.

Xã Long Tân là địa phương có truyền thống nuôi bò sữa của huyện Dầu Tiếng. Trước đây, những mô hình nuôi bò sữa tại đây có quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết, vì vậy nguồn thu nhập của người nuôi bò sữa không ổn định. Tháng 8-2013, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Tân (HTX Long Tân) được thành lập gồm 16 hội viên, vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng.

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, thừa nắng thiếu mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nghề nuôi dê, cừu lại phát triển giúp cho hàng ngàn nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhờ chăn nuôi dê cừu mà không ít nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của quê hương.

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.