Hạn chế ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa

Những cơn mưa trái mùa đã làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi tôm thay đổi đột ngột, nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi tôm làm pH giảm, nhiệt độ bị phân tầng. Từ đó làm tôm nuôi bị sốc môi trường, sức đề kháng bị yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển và lây lan nhanh, dẫn đến rất dễ bùng phát dịch bệnh.
Để hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau khuyến cáo người nuôi tôm áp dụng các biện pháp quản lý pH, độ kiềm, kiểm soát tảo ổn định môi trường ao nuôi. Sau những cơn mưa cần tăng cường chạy quạt, xả bỏ lớp nước mặt. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Năng suất hồ tiêu Phú Quốc bình quân đạt 3-4 tấn/ha, cá biệt có những hộ chăm sóc tốt đạt 6-7 tấn/ha. Với giá như hiện nay, nông dân trồng tiêu ở Phú Quốc có thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí đầu tư.

Miền Trung, Tây Nguyên đang bước vào đợt nắng gay gắt và khô hạn kéo dài. Thiếu nước, chân ruộng khô nứt nẻ. Lúa gieo sạ đến kỳ làm đòng, trổ bông nhưng vẫn cứ trơ trơ. Hàng ngàn hécta mía, cà phê khô héo; nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào…

Do hệ thống cấp thoát nước yếu kém và không có ao lắng, nên vào những ngày này bà con ngư dân nuôi trồng thủy sản gặp không ít khó khăn trong lấy nước vào hồ để chuẩn bị cho vụ nuôi mới.

Theo ông Cao Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp), hiện nay toàn xã có khoảng hơn 6.300 ha cây trồng; trong đó có 98 ha lúa nước và hơn 2.023 ha cà phê là loại cây nhiều nước tưới.

Cơ quan Thú y vùng VII, thành phố Cần Thơ vừa kết hợp với ngành chức năng huyện Cái Nước (Cà Mau) kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại ấp Lợi Đông, xã Hòa Mỹ.