Hàm Thuận Nam Nỗ Lực Thực Hiện Thanh Long VietGAP

Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…
Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hàm Thuận Nam cho biết, đến nay diện tích thanh long trên địa bàn huyện trên 11.000 ha, có nhiều xã sản xuất tập trung trên 1.000 ha như Hàm Thạnh, Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Thuận, thị trấn Thuận Nam.
Số thu hoạch chiếm hơn 90%. Trong tổng diện tích này, sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200ha/188 tổ, nhóm, trang trại/3.819 hộ; chiếm hơn 38% diện tích toàn huyện. Xã Hàm Minh dẫn đầu thanh long sạch với 861 ha, Hàm Thạnh 612 ha...
Bên cạnh đông đảo nông dân tham gia tích cực chương trình sản xuất thanh long sạch, thông qua việc tái chứng nhận thanh long VietGAP hàng năm đều tăng so với cùng kỳ; thì vẫn còn không ít người chưa mặn mà lắm. Trong năm qua, cấp mới diện tích thanh long VietGAP được 643 ha/900 ha, chiếm 71,5% kế hoạch, giảm 105 ha so cùng kỳ. Tương tự, 8 tháng năm nay, cấp mới gần 260 ha/780 ha (gần 34% kế hoạch).
Nguyên nhân bởi người trồng thanh long chưa tích cực hưởng ứng tham gia chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Bởi sản phẩm thanh long VietGAP đầu ra hạn chế, giá cả ngang thu mua ngang bằng thanh long sản xuất theo cách thường; chưa có chính sách ưu đãi đem lại lợi ích cho người sản xuất thanh long VietGAP, làm cho người trồng không mấy an tâm.
Trong khi đó, ban chỉ đạo VietGAP xã cũng không dành nhiều thời gian cho việc sản xuất thanh long VietGAP, một số xã chưa chủ động giúp dân hình thành các tổ, nhóm sản xuất VietGAP; ban điều hành các tổ, nhóm đã hình thành thì hoạt động cầm chừng, các thành viên trong tổ không viết nhật ký sản xuất. Cuối cùng là doanh nghiệp chưa quan tâm thu mua thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP…
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, hiện các thành viên ban chỉ đạo, tổ tư vấn VietGAP huyện đang phối hợp tích cực với 11 xã trong chương trình, hướng dẫn các tổ, nhóm đăng ký mới, đến hạn tái cấp, như: ghi chép nhật ký, thực hành trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP để được chứng nhận trong năm 2014.
Gắn chương trình này một cách bền vững với quá trình xây dựng nông thôn mới. Song song đó, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long duy trì tốt quy chế phối hợp, lấy các mẫu (đất, nước, trái) của các tổ, nhóm để giám sát, kiểm tra đạt kết quả tốt.
Cùng với đó, các thành viên ban chỉ đạo ở huyện, xã, ban điều hành tổ, nhóm trong thôn, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có tham gia trồng thanh long đi đầu thực hiện chương trình này; đồng thời vận động người trồng thanh long, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng thực hiện thanh long an toàn bền vững, tự giác tham gia sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, cũng như thu mua sản phẩm đảm bảo chất lượng này.
Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hàm Thuận Nam kiến nghị Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp sở, ngành tìm kiếm đối tác tiêu thụ thanh long của các tổ, nhóm thực hiện VietGAP, tăng cường hơn nữa các biện pháp tác động đến những cơ sở thu mua, chế biến thanh long trên địa bàn tỉnh tuân thủ các tiêu chí VietGAP.
Bởi đây là yếu tố vững chắc, bền lâu cho khâu chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu thanh long ra nước ngoài. Khi hội nhập với thế giới, doanh nghiệp thu mua thanh long tại các nước trong khu vực, trên thế giới đều yêu cầu xuất xứ nơi sản xuất thanh long, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP…
“Với những giải pháp triển khai, Hàm Thuận Nam sẽ cấp mới 720 ha thanh long sản xuất tiêu chuẩn VietGAP, đạt 90% kế hoạch vào cuối năm nay. Tương tự, năm 2015, huyện phấn đấu cấp mới 780 ha; nâng tổng diện tích thanh long VietGAP lên 5.700ha, chiếm hơn 50% diện tích thanh long toàn huyện”, ông Phúc nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng Phát triển (VDB) ủng hộ các đề nghị của VASEP về gói hỗ trợ khẩn cấp cho DN cá tra Việt Nam. Trên cơ sở này, ngày 7/6/2012, VDB đã gửi Công văn hỏa tốc số 1812/NHPT-TDXK tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra theo Nghị quyết số 13/NQ-CP.

Tôm khoẻ mạnh vỏ thường có màu xanh lá cây, hoạt động (di chuyển, bắt mồi) nhanh nhẹn. Màu xanh da trời ở tôm khoẻ thường có ngay sau khi lột xác, một thời gian sau chuyển sang màu xanh lá cây. Cũng có giống tôm do di truyền hoặc do thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng mà có màu xanh da trời ngay cả khi tôm khoẻ mạnh, cơ thể không lột xác.

Chiều 9.6, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch đi thăm mô hình trồng quýt của anh Trần Văn Bảo ở ấp 8, xã Tấn Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này

Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!