Hái sim rừng cho thu nhập 300.000 đồng/ngày

Từ đầu tháng 8 đến nay, hàng ngày bà con dân tộc thiểu số ở các xã phía Đông Trường Sơn, thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có thu nhập đáng kể nhờ đi thu hái sim rừng.
Tập trung chủ yếu ở các xã Pờ Ê, xã Hiếu, Đắc Long với tổng diện tích trên 3.000 ha, cây sim ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mọc hoàn toàn tự nhiên trên vùng đồi trống và dưới tán rừng.
Những năm gần đây, quả sim bán được do nhu cầu làm rượu vang sim của nhà máy đặt tại địa phương và người dân mua về chế biến thành các sản phẩm, như nước ép sim, rượu sim, mứt sim... Năm nay với giá thu mua sim phổ biến từ 9.000 - 12.000 đồng/kg, nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Theo ông Trịnh Xuân Quý, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông, tính đến giữa tháng 9, người dân các xã trong huyện đã thu hái được khoảng 25 tấn sim. Huyện cũng đã có kế hoạch bảo tồn cây sim rừng xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
“Cây sim đã từ lâu trở thành thương hiệu riêng của vùng Măng Đen.
Cách đây gần 10 năm, huyện đưa vào Nghị quyết của Hội đồng để khoanh vùng, vận động bà con bảo tồn. Những vùng sim nhiều như xã Pờ Ê, xã Hiếu đã được khoanh vùng vừa trở thành hàng hóa vừa được bảo tồn trở thành sản phẩm du lịch.
Huyện cũng đang muốn xây dựng thương hiệu cây sim trở thành thứ hàng hóa đặc biệt của vùng đất này”, ông Quý cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.

Thực tế, tỉnh nào ở phía Bắc cũng có trại và trung tâm giống thủy sản làm nhiệm vụ nuôi cá bố mẹ để SX cá giống thương phẩm cung cấp cho địa phương. Và miền Bắc cũng là địa bàn của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, đơn vị h àng đầu nghiên cứu, SX cá bố mẹ. Vậy, tại sao thủy sản miền Bắc vẫn nhếch nhác hàng thập kỷ qua?

Sau 20 ngày công bố dịch cúm gia cầm trên đàn chim cút tại xã Hòa Tịnh và Phú Kiết (Chợ Gạo), đến thời điểm này, trên địa bàn hai xã này và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không xảy ra trường hợp chim cút hoặc gia cầm dương tính với cúm A H5N1 mới.

Bà Cao Thị Ten, chủ trại gà ở ấp 3, xã Phú Ngọc (Định Quán, Đồng Nai), vừa cho biết, giá gà lông màu (gà Tam Hoàng) đang tăng lên đáng kể.

Chưa hết “sốc” vì ngao chết, rồi rớt giá, những người nuôi ngao ở các xã: Minh Lộc, Hải Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc)... lại lao đao vì phải hứng chịu hậu quả cơn bão số 6 vừa qua.